“Em tên Mai anh sẽ hôn vào vai/ Em tên Mít anh sẽ hôn vào... ” là nội dung đưa vào máy tập nói, dạy trẻ tư duy thông minh đang bày bán tràn lan trên thị trường.

Đồ chơi trẻ em kể chuyện... chán đời, tự tử

Đồ chơi thông minh, tích hợp nhiều chức năng như kể chuyện, đọc thơ, dạy trẻ đánh vần với những hình thức, mẫu mã bắt mắt được bày bán khắp các con phố ở Hà Nội. Tuy nhiên, trên thị trường vẫn tràn lan hàng nhái, hàng kém chất lượng, đặc biệt nội dung của những câu chuyện trong những món đồ chơi này lại hết sức nhảm nhí, nguy hại.

Một máy kể chuyện thông minh thiết kế dưới hình dạng một quả táo với các nút điều khiển bắt mắt, gồm các mục: Kể chuyện, “chuyện” cười, Thơ đường, ca hát và bấm đèn nhấp nháy .

Bên ngoài hộp có hướng dẫn và cam kết chất lượng bằng tiếng Việt với những lời có cánh như: “máy kể chuyện thông minh”, “thành tựu tương lai của con bạn” nhưng nội dung bên trong thì lại chứa những ngôn từ tục tĩu và phản cảm. Trong mục truyện cười có khoảng 5 câu chuyện được ghi âm sẵn thì cả tất cả đều được tổng hợp từ các nguồn trôi nổi trên mạng.

{keywords}

Rất nhiều đồ chơi cho trẻ em với những hình thù bắt mắt, được coi là thứ đồ chơi thông minh nhưng lại có nội dung thô tục

Cụ thể, một câu chuyện kể về cách gieo vần làm thơ có câu: “Em tên Mai anh sẽ hôn vào vai/ Em tên Mít anh sẽ hôn vào... ”. Hay chuyện về một ông bác sỹ bắt bệnh nhân chửi thề 20 lần: “Tiên s. mày” trước khi khám bệnh khiến nhiều người không khỏi “sốc” nặng.

Chưa hết, một món đồ chơi khác trong hình dạng một bảng chữ cái dành cho trẻ vỡ lòng với thiết kế ngộ nghĩnh, bắt mắt, minh họa nhiều đồ vật, con vật theo từng vần thu hút khá đông người mua. Trong bảng có chức năng ghi âm sẵn giọng nói, chỉ cần nhấn vào chữ nào bảng sẽ tự động phát âm ra để trẻ nhỏ đọc theo.

Tuy nhiên, trong phần kể chuyện, bảng chữ cái này lại “thông minh một cách quà đà” với câu văng tục của hổ: "Con… mày thỏ, lần nào phê thuốc lắc mày cũng rủ tao đi khắp khu rừng. Cút xéo”.

Tìm mua 4 loại máy kể chuyện, tích hợp các chức năng thông minh với những hình dạng và mẫu mã khác nhau thì điều ngạc nhiên là cả 4 loại đồ chơi này đều có những nội dung ghi âm phản cảm và không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. Một số đồ chơi như mèo máy Đô rê môn còn “xúi” trẻ em “tử tự” với câu chuyện đầy ngôn ngữ bạo lực: “'Chúng ta thà chết vì con người, vì lũ chó, vì đại bàng. Thà chết! Thà chết quách 1 lần cho rồi. Ta đâm đầu xuống đất tự tử đi. Và chúng chạy ra hố để tự tử đi... ”.

{keywords}

Bên trong chú mèo Đôremon này là những câu chuyện cười hài hước có chứa đựng những lời nói không phù hợp với trẻ em

{keywords}

Những sản phẩm này đều xuất xứ từ Trung Quốc và có giá chỉ vài chục đến vài trăm nghìn đồng.

Rủi ro nhưng... chấp nhận

Theo tìm hiểu của Pv, tất cả các sản phẩm đồ chơi thông minh này đều có xuất xứ từ Trung quốc. Bà N.H.T (40 tuổi, chủ cửa hàng đồ chơi trên phố Lương Văn Can) khẳng định: “Các câu chuyện đều được “cop” trên mạng nên có thể xác xuất một số món đồ gặp phải lỗi khi vô tình “cop” trúng những câu chuyện có nội dung phản cảm”. Bà T. cũng cho biết, ở Việt Nam hiện nay chưa sản xuất được những đồ chơi thông minh, sử dụng công nghệ cao nên dù biết hàng Trung Quốc có những rủi ro nhất định nhưng các tiểu thương vẫn chấp nhận nhập bán để cung ứng ra thị trường.

Một số chuyên gia giáo dục cho rằng ở lứa tuổi trẻ em khi phải nghe những câu chuyện tục tĩu, ngôn từ bạo lực là việc hết sức nguy hại. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến nhận thức, sự hình thành tư duy mà còn ảnh hưởng đến cả nhân cách sau này của trẻ.

“Câu chuyện trong những con thú, điện thoại nhỏ nhưng lại là vấn đề lớn. Ở lứa tuổi trẻ em, các em sẽ tiếp nhận rất nhanh và nhớ rất sâu những thông tin mới. Những nhận thức lệch lạc sẽ nằm trong ẩn ức của trẻ. Khi các em lớn, gặp điều kiện thích hợp, nhận thức đó sẽ chuyển hóa thành hành vi nguy hại tới bản thân em và xã hội” - vị này nói.

(Theo Dân Trí)