Suốt 10 năm yêu và 8 năm làm đám cưới, hai vợ chồng vẫn nhìn nhau như ngày mới yêu. Mỗi sáng, Dana Thomas không bao giờ quên hôn vợ trước khi đi làm. Buổi tối, anh cũng không quên nói lời cảm ơn vợ về tất cả …

a ó là câu chuyện tình yêu rất đẹp của cặp vợ Việt chồng Tây: chị Lê Trung Anh (Anita Lê) và anh Dana Thomas.

Anh Dana Thomas là người Mỹ, gốc Hàn. Hiện tại hai vợ chồng anh sinh sống ở Seattle, Mỹ. Chị Trung Anh là nhân viên tài chính còn chồng là kỹ sư IT cho cho công ty phần mềm ở Seattle. Hai vợ chồng đã có hai con, con gái tên Amaya (SN 2012), con trai tên Apollo (SN 2015).

Kể về mối lương duyên của mình, chị Trung Anh cho biết, họ gặp nhau tại một một bữa tiệc tốt nghiệp của cô bạn Việt kiều.

“Lúc đó, mình đang là sinh viên năm thứ 4, chuẩn bị ra trường. Anh Thomas vừa đi bộ đội về. Sau cuộc gặp tại bữa tiệc, hôm sau, anh lái xe mất 2 giờ để đến gặp mình, khiến mình rất cảm động” - chị Trung Anh kể.

Theo lời chị Trung Anh, khi yêu, Dana Thomas không lãng mạn, không biết tặng hoa, quà cáp cho chị. Anh là mẫu người nói ít làm nhiều, chị quý anh ở tính chịu khó và chân thành.

“Đều như vắt chanh, năm đầu tiên yêu nhau, cứ cuối tuần, anh lại lái xe 4 giờ đến thăm mình (2 giờ đi, 2 giờ về). Dù mưa tuyết anh cũng đi… Anh lại rất gắn bó với gia đình, những cuộc hẹn hò, anh đều đưa mình về chơi với bà nội và mẹ. Do đó, mình nghĩ, anh là người đàn ông của gia đình”, chị Trung Anh nhớ lại.

“Yêu được 2 năm thì anh hỏi cưới” - chị nói tiếp. Sau đó hai vợ chồng đã cùng nhau đi du lịch khắp châu Á, châu Âu. “Thế nhưng, sau khi sinh con gái đầu lòng năm 2012, mình mới biết quý trọng và yêu mến anh hơn. Anh không chỉ là người chồng tốt mà còn là người cha tuyệt vời” - chị Trung Anh tự hào nói về chồng mình.

Chị kể: “Lúc mới sinh, con gái đầu lòng của bọn mình bị bệnh vàng da. Bác sĩ yêu cầu chiếu đèn hồng ngoại cho cháu để chữa. Mình lúc đó tinh thần yếu nên cứ khóc lóc thương con suốt. Anh thì vẫn bình tĩnh điềm đạm, vỗ về an ủi vợ. Hai ngày hai đêm không ngủ, anh vẫn tỉnh táo. Mình tưởng, anh là người đàn ông tinh thần thép nhưng lúc quay ra mình thấy anh ấy giả vờ tìm đồ ăn cho vợ trong cái tủ lạnh bé của bệnh viện để trong phòng. Nhìn đằng sau mình vẫn thấy vai anh ấy rung lên bần bật. Thì ra, anh thương vợ, thương con nên khóc tu tu nhưng không dám bộc lộ ra ngoài. Ở bệnh viện, không biết trốn vào đâu nên anh chui vào tủ lạnh khóc ngon lành. Hình ảnh đó, không bao giờ mình quên được”.

Chị kể: “Lúc mới sinh, con gái đầu lòng của bọn mình bị bệnh vàng da. Bác sĩ yêu cầu chiếu đèn hồng ngoại cho cháu để chữa. Mình lúc đó tinh thần yếu nên cứ khóc lóc thương con suốt. Anh thì vẫn bình tĩnh điềm đạm, vỗ về an ủi vợ. Hai ngày hai đêm không ngủ, anh vẫn tỉnh táo.

Mình tưởng, anh là người đàn ông tinh thần thép nhưng lúc quay ra mình thấy anh ấy giả vờ tìm đồ ăn cho vợ trong cái tủ lạnh bé của bệnh viện để trong phòng. Nhìn đằng sau mình vẫn thấy vai anh ấy rung lên bần bật. Thì ra, anh thương vợ, thương con nên khóc tu tu nhưng không dám bộc lộ ra ngoài. Ở bệnh viện, không biết trốn vào đâu nên anh chui vào tủ lạnh khóc ngon lành. Hình ảnh đó, không bao giờ mình quên được”.

Theo lời chị Trung Anh, lúc đón được con, anh ấy chăm sóc em bé kỹ đến mức mấy cô y tá trong viện cũng xuýt xoa khâm phục. Từ một người đàn ông chưa bế trẻ con lần nào mà trong vòng vài ngày ở viện, Dana Thomas đã biết quấn khăn cho em bé khéo hơn cả y tá.

“Về nhà, mình đẻ mổ đau đớn nên chỉ nghỉ ngơi và cho con bú. Việc thay tã, tắm giặt, cơm nước… anh làm hết. Anh không hề than thở kêu ca bất cứ lời nào. Anh bảo, việc của em là ăn uống, tẩm bổ để có sữa cho con bú, tất cả những việc khác để anh lo” - chị Trung Anh kể tiếp.

Khi chị sinh con thứ hai, mọi việc vẫn một tay anh lo. Chị cho biết, cuộc sống ở Mỹ khá vất vả, họ không có người giúp việc. Thêm vào đó, công việc của cả hai đều bận rộn, nhiều khi về đến nhà họ đã mệt rũ nhưng không vì thế mà vợ chồng cáu bẳn, gây sự nhau.

Một người mệt thì người kia nhịn. Cả hai mệt thì bảo nhau đi ngủ sớm để lấy sức chăm con. Việc nhà thì chia đôi. Vợ nấu cơm, chồng rửa bát. Vợ giặt quần áo, chồng hút bụi. Vợ dọn dẹp lau nhà, chồng cắt cỏ. Việc ai người ấy làm, không ai phải bảo ai…

“Nhiều khi, anh mang việc về nhà làm. Tuy nhiên, anh vẫn không quên nhiệm vụ chăm con và làm việc nhà cùng vợ. Đi ra ngoài gặp gỡ bạn bè hay ăn ở nhà hàng, việc chăm con chủ yếu là anh lo. Anh ấy bảo, ở nhà em đã quá bận với hai con rồi. Khi nào ra đường hay gặp gỡ bạn bè, em để con anh chăm để vui vẻ một chút” - chị Trung Anh chia sẻ .

Khi hỏi về những khó khăn khi kết hôn với một người ngoại quốc, chị bảo: “Khó khăn nhất của mình là không có mẹ và người thân bên cạnh. Bà thăm cháu chỉ 1 tháng mỗi năm rồi về. Người Mỹ cũng không chăm cháu như Việt Nam nên từ khi sinh con, hai vợ chồng chẳng bao giờ có thời gian riêng dành cho nhau. Thành ra, để giữ lửa trong gia đình, hai vợ chồng phải sáng tạo. Tối con ngủ thì hai vợ chồng thắp nến, ăn tối, nghe nhạc và vờ như đang ở nhà hàng”, chị cười nói.

Chị nói thêm: “Mỗi ngày, hai vợ chồng đều nói cảm ơn và xin lỗi với nhau. Việc đó, có thể nhiều người cho rằng khách sáo. Tuy nhiên, với mình, cách cư xử như thế khiến cả hai đều biết người kia quý trọng mình như thế nào.”

Ngoài ra, muốn nuôi dưỡng tình yêu thì điều quan trọng là coi nhau là ưu tiên số 1. Mình không bao giờ kiểm tra điện thoại, tin nhắn, Facebook … của chồng. Điều hai vợ chồng luôn làm mỗi ngày là yêu thương và luôn nhắc nhở nhau rằng, cuộc sống của mình đang ý nghĩa và tuyệt vời như thế nào.

Tối nào trước khi đi ngủ anh cũng bảo, cảm ơn em vì tất cả. Mình cũng nói lại câu đó với anh. Mỗi sáng đi làm lúc 5h50 phút, anh không bao giờ quên hôn vợ.

Chị Trung Anh tự hào khi nói rằng, sau 10 năm yêu và 8 năm là vợ chồng, họ vẫn nhìn nhau như những ngày mới yêu.