- Thưa luật sư, vợ chồng tôi hiện đang nợ số tiền là 200 triệu, lãi suất 7 triệu/tháng. Vợ chồng tôi đóng lãi được hơn 1 năm, đến nay không còn khả năng để trả lãi và gốc. Chúng tôi cũng không có tài sản gì. Xin luật sư cho tôi biết nếu không trả được nợ thì bị phạt tù bao nhiêu năm ạ?

{keywords}
Ảnh:

Theo Bộ luật Dân sự 2015 Điều 466 Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

Theo quy định trên, vợ chồng bạn là bên vay tài sản thì khi đến hạn phải có nghĩa vụ trả đủ tiền như đã thỏa thuận với bên cho vay. Việc có xử lý trách nhiệm hình sự căn cứ vào cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nếu như bạn không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Bạn vay tiền sử dụng vào mục đích hợp pháp, cũng không dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản. Đồng thời bạn chứng minh được vợ chồng bạn không còn tài sản và không có khả năng trả nợ thì việc không trả được nợ của bạn không đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Tuy nhiên, bạn và vợ có trách nhiệm trả nợ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Điều 466.

Bạn nên đề nghị gia hạn thời gian trả nợ và thỏa thuận với bên vay để có thể trả nợ. Nếu có tranh chấp các bên có thể đề nghị Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Về lãi suất cho vay 7 triệu/tháng trên số tiền vay đã vượt quá mức lãi suất giới hạn theo Bộ luật Dân sự. Theo đó, lãi suất vay là do chính các bên thỏa thuận, nếu vay có lãi thì lãi xuất thỏa thuận không được quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015, trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Như vậy, lãi suất tối đa trong các hợp đồng vay tài sản các bên được thỏa thuận theo BLDS năm 2015 không quá 20%/năm (tức 1,7%/tháng). Phần lãi suất vượt quá sẽ không được tính.

Luật sư Phạm Thị  Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Người vay tiền đã chết, đòi nợ thế nào

Người vay tiền đã chết, đòi nợ thế nào

Năm 2017 người bạn đó mất do đột tử, ông tôi muốn lấy lại số tiền đã cho vay thì khi tìm đến nhà, chồng và các con của người đó không chịu trả nợ.

Cho vay tiền qua facebook zalo, khó lòng đòi nợ?

Cho vay tiền qua facebook zalo, khó lòng đòi nợ?

Tôi cho chị A mượn 100 triệu đồng, có ghi giấy vay và photo CMND. Sau đó tiếp tục cho chị A vay thêm 150 triệu không viết giấy vay nhưng được xác nhận vay qua tin nhắn điện thoại facebook và zalo.

Sức khỏe yếu, xin được... trốn nợ

Sức khỏe yếu, xin được... trốn nợ

Khi bị đòi tiền tôi đã trốn tránh và không nghe điện thoại. Tôi biết là hành vi này không đúng pháp luật nhưng vì bị hăm dọa nên tôi không biết phải làm sao.