Dinh thự do vua Mèo Vương Chính Đức thuê thợ giỏi và hàng vạn nhân công xây dựng trong 8 năm, tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương 150 tỷ đồng hiện nay, toạ lạc trên quả đồi hình con rùa giữa vùng cao nguyên đá Hà Giang.

Vương Chính Đức (1865 - 1947) là người duy nhất được đồng bào người Mông nơi đây suy tôn là vua Mèo và chính thức cai quản 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn.

“Nhà Vương”, cái tên người dân Hà Giang vẫn quen gọi Khu dinh thự Vương Chí Sình nằm ở thung lũng Sà Phìn cách thành phố Hà Giang 130 km về phía Bắc.

Khu dinh thự nằm giữa thung lũng Sà Phìn nơi có một khối đất nổi lên cao như hình mui con rùa, tượng trưng cho thần kim quy. Nếu xây dựng dinh thự tại đây thì sự nghiệp của cụ Vương Chính Đức sẽ thành về sau.

{keywords}
Lối dẫn vào dinh thự vua Mèo là hai hàng sa mộc đứng uy nghiêm, rắn chắc. Xung quanh nhà Vua Mèo được bao bọc bởi hai bức tường thành xây bằng đá, dày khoảng 60cm, cao từ 2,5 đến 3m.

 

{keywords}
Toàn bộ dinh thự vua Mèo có diện tích 1.120m2; được xây dựng không kể ngày đêm và thi công trong vòng 8 năm, tiêu tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương của Pháp, tương đương với 150 tỷ đồng tiền Việt Nam bây giờ.
{keywords}
Dinh thự Vua Mèo gồm 4 nhà ngang, 6 nhà dọc cao 2 tầng với 64 buồng được chia thành tiền dinh, trung dinh và hậu dinh, gắn kết với nhau và tạo một khoảng sân ở giữa từ đá xanh, gỗ thông và ngói đất nung.
{keywords}
Dinh thự được xây dựng hoàn toàn do sức lực đồng bào người Mông ở đây làm thủ công. Tất cả các vật liệu đá của dinh thự do chính người dân nơi đây đục đẽo bằng tay rồi vận chuyển những tảng đá cách thôn Sà Phìn 7 km để xây nhà.

 

{keywords}
Hơn một thế kỷ trước, với nghề trồng và buôn thuốc phiện, dòng họ Vương đã thống lĩnh toàn bộ vùng cao nguyên rộng lớn. Trong dinh thự có nhiều chi tiết mang biểu tượng quả anh túc (thuốc phiện).

 

{keywords}
Dinh thự vua Mèo có ảnh hưởng kiến trúc của 3 nền văn hóa: Trung Quốc, người Mông và Pháp. Mái nhà lợp bằng ngói máng, riêng hàng hiên lợp ngói ống, trên ngói có trang trí hoa văn chữ Thọ.
{keywords}
 
{keywords}
Dinh thự Vua Mèo được công nhận di tích quốc gia với tên gọi “Khu di tích văn hóa nghệ thuật lịch sử Nhà Vương” năm 1993.

 

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Nơi đây cũng là một trong những điểm thu hút du khách trong và ngoài nước khi đến cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang.

 

Mới đây, ông Vương Duy Bảo, cháu nội “Vua Mèo” Vương Chí Sình (Vương Chí Thành) gửi đơn lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xung quanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tòa dinh thự họ Vương.

Trong đơn trình bày của ông Bảo, tòa Dinh thự họ Vương tại Đồng Văn, Hà Giang được Bộ Văn hóa Thông tin cấp Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1993. Tới năm 2002, gia đình họ Vương được yêu cầu di dời ra ngoài để trùng tu và làm bảo tàng. Nguyên nhân dẫn tới lá đơn kêu cứu của ông Vương Duy Bảo là do thời gian gần đây khi có nhu cầu làm sổ đỏ, gia đình ông mới hay biết từ năm 2012 UBND tỉnh Hà Giang cấp sổ đỏ cho Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đồng Văn sử dụng mảnh đất gắn liền với dinh thự họ Vương.

Ngày 16/8, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Hà Giang, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch báo cáo tổng quan quá trình xử lý, giải quyết kiến nghị của ông Vương Duy Bảo về các vấn đề liên quan đến tòa dinh thự họ Vương. Trong đó có việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tòa dinh thự này.

Trịnh Tùng- Hồng Khanh

Bộ Văn hoá lên tiếng về tranh chấp sổ đỏ dinh thự vua Mèo ở Hà Giang

Bộ Văn hoá lên tiếng về tranh chấp sổ đỏ dinh thự vua Mèo ở Hà Giang

Bộ VHTTDL đã cử Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên lên Hà Giang để nắm rõ tình hình và sớm công bố kết kết quả rộng rãi.

Mất hơn 1.000 phôi sổ đỏ ở Phú Quốc, Bộ TN&MT ‘siết’ quản lý

Mất hơn 1.000 phôi sổ đỏ ở Phú Quốc, Bộ TN&MT ‘siết’ quản lý

Thực tế vẫn còn nhiều địa phương để xảy ra tình trạng quản lý không chặt chẽ hoặc mất, thất lạc phôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có biện pháp giải quyết theo quy định pháp luật. 

Chung cư ‘dát vàng’ ở Thủ đô bị ‘om’ sổ đỏ: Vì đâu nên nỗi?

Chung cư ‘dát vàng’ ở Thủ đô bị ‘om’ sổ đỏ: Vì đâu nên nỗi?

Dù đã bàn giao căn hộ gần 4 năm nhiều hộ gia đình tại chung cư Hòa Bình Green City vẫn chưa có sổ đỏ