Ăn uống là nhu cầu cơ bản nhất của con người để sinh tồn, nhưng với cuộc sống hiện đại ngày nay, việc ăn uống không đơn thuần chỉ để tồn tại mà đã trở thành một nghệ thuật. 

{keywords}
Không nên bố trí nhà bếp ở vị trí trung tâm ngôi nhà. (Ảnh minh hoạ)

Bên cạnh dinh dưỡng thức ăn, để cả gia đình có cuộc sống an khang, các yếu tố cấu thành không gian nhà bếp hợp phong thuỷ cũng không kém phần quan trọng. Có những kiêng kỵ khi bài trí nhà bếp gia chủ cần lưu ý: 

Kỵ hướng Nam, trung tâm ngôi nhà 

Nhà bếp đại diện cho tình hình tài sản, thực lộc và sức khoẻ của mọi thành viên trong gia đình nên phương vị của không gian này rất quan trọng. 

Không nên bố trí nhà bếp hướng Nam bởi hướng Nam thuộc Hoả, trong khi đó nhà bếp cũng thuộc Hoả. Hoả thêm Hoả thì càng thêm bất lợi cho gia đình. 

Trung tâm ngôi nhà kỵ bẩn, do đó không nên đặt nhà bếp ở vị trí trung tâm ngôi nhà. Vị trí thích hợp bố trí nhà bếp là hướng Đông và hướng Đông Nam. 

Ngũ hành 2 hướng nói trên thuộc Mộc, không kỵ Hoả và Thuỷ, là nơi thích hợp để bố trí nhà bếp và nơi ăn sáng. 

Đối diện cửa chính  

Dương trạch tam yếu chỉ ra rằng: “Mở cửa nhìn thấy bếp, tiền tài tiêu hao nhiều”, tức kết cấu cửa nhà bếp đối diện cửa chính dễ gây tổn hại sức khoẻ cho gia chủ, trong nhà khó tụ tài, vận khí cứ lập đi lập lại.

Nếu gặp trường hợp cửa nhà bếp đối diện cửa nhà thì gia chủ nên hoá giải bằng cách đổi hướng cửa. 

Đối diện cửa phòng ngủ 

Nhà bếp là nơi diễn ra các hoạt động nấu ăn, nếu cửa nhà bếp đối diện với phòng ngủ thì mùi dầu mỡ xung thẳng vào phòng ngủ sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ người trong phòng.

Đối diện cửa nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh là nơi có nhiều khí uế, trong khi nhà bếp là nơi mang lại nguồn dinh dưỡng cho mọi thành viên trong gia đình. Do đó, sẽ không hợp lý khi bố trí cửa nhà bếp đối diện cửa nhà vệ sinh. 

Ngoài ra, nhà bếp đại diện cho Hoả, nhà vệ sinh đại diện cho Thuỷ. Thuỷ - Hoả tương xung dễ dẫn đến vợ chồng mất hoà khí, gia đình bất an. 

Dùng chung cửa 

Để tiết kiệm không gian, một số gia đình thường thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh cùng sử dụng chung một cửa. Kết cấu này vô tình khiến Thuỷ - Hoả lẫn lộn, không cát lợi. Vì thế, không nên bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh chung cửa. 

{keywords}
Bố cục bếp nấu không đối diện tủ lạnh và vòi rửa. (Ảnh minh hoạ)

Nền nhà bếp cao hơn phòng khách, phòng ngủ

Trong nguyên tắc bài trí không gian phải có sự phân biệt giữa chủ và thứ, nhà bếp không được vượt lên trên phòng khách và phòng ngủ. Điều này có nghĩa nền nhà bếp cũng phải thấp hơn nền phòng khách và nền phòng ngủ. 

Bên cạnh tác dụng có thể ngăn nước thải chảy ngược, đi từ nhà bếp vào phòng khách nên dần bước lên cao. Nếu bài trí nền nhà bếp cao hơn nền phòng khách dễ dẫn đến thoái tài lộc. 

Bếp đối diện tủ lạnh, vòi rửa

Tủ lạnh là nơi cất giữ thức ăn, là nơi tụ tài, thuộc Thuỷ. Vòi rửa trong nhà bếp cũng đại diện cho Thuỷ. Nếu bố trí bếp trong nhà bếp đối diện tủ lạnh hoặc vòi rửa, tương ứng Thuỷ - Hoả tương xung, sẽ khiến sức khoẻ thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng. 

Bàn bếp dưới dầm ngang 

Bàn bếp là nơi chế biến thức ăn, cũng là nơi gia chủ thường xuyên ra vào. Theo phong thuỷ học, những nơi có người ra vào thường xuyên không nên đặt dưới dầm ngang. 

Tránh góc chết 

Trong nhà bếp thường có không ít góc chết như phần nóc của tủ treo, góc chuyển của tường, mặt dưới bồn nước…, những nơi này khó nhìn thấy, không những tích tụ bụi bặm mà còn là nơi trú ngụ của côn trùng. 

Do đó khi thiết kế không gian nhà bếp nên cố gắng sử dụng thân tủ kiểu đóng kín, vừa tận dụng được không gian, vừa sạch sẽ, có tính thẩm mỹ hơn. 

Cách đặt bể cá trong phòng khách giúp gia chủ ‘chuyển họa thành may’

Cách đặt bể cá trong phòng khách giúp gia chủ ‘chuyển họa thành may’

Ngoài giá trị thẩm mỹ, bể cá còn có tác dụng tiếp khí, hoá sát trên phương diện phong thuỷ. Do đó, có những kiêng kỵ khi đặt bể cá trong phòng khách gia chủ nên biết. 

Phương Anh (tổng hợp)