- Nhà trường lấy học sinh làm mục tiêu phục vụ, giáo dục gắn với thực tế cuộc sống, cá tính học sinh được tôn trọng... có vậy mới khơi thông năng lượng sáng tạo, nguồn tiềm năng cực lớn trong giới trẻ.

Trước câu hỏi: "Anh kỳ vọng gì trong mùa khai trường này?”, anh bạn tôi, một người nước ngoài làm giáo dục ở Việt Nam lâu năm, nói không do dự: "nhà trường phải lấy người học làm mục tiêu phục vụ, phải làm một cách thực chất". Anh cũng nhấn mạnh thêm: "Trong phát biểu hội họp ở tầm lãnh đạo đã thấy có ý tưởng học hỏi cái hay cái tốt của giáo dục nước ngoài, nhưng thực tế ở nhà trường, giáo viên... những người có ảnh hưởng trực tiếp lên học sinh thì chưa thấy mấy thay đổi. Nhà nước phải tạo cơ chế, môi trường để hiện thực hóa điều họ phát biểu". 

{keywords}
Các bậc phụ huynh, học sinh kỳ vọng gì trước thềm năm học mới. Ảnh minh họa: VietNamNet

Suy nghĩ về ý kiến trên rồi liên tưởng với những chuyển động của ngành giáo dục, những thực tế, những câu chuyện diễn ra trong nhà trường nhiều năm qua, người viết nhận thấy sự xác đáng.

Ở một trường cấp 2 cô giáo dạy Văn đầu năm vô chào lớp, nói: "xin tự giới thiệu họ và tên cô là Cô H", một học sinh nói với bạn ngồi bên cạnh: Lần đầu nghe Việt Nam có "họ Cô". Người đủ bao dung và cởi mở có thể coi đây là một phát hiện hoặc sự ngây thơ của bọn trẻ. Nhưng với tư duy áp đặt, cô giáo gọi em kia đứng dậy mắng một trận rồi ghi sổ báo bài: phát biểu tùy tiện trong giờ học! Họp phụ huynh đầu năm, thầy chủ nhiệm đem ra kể khổ, hạ mức hạnh kiểm: "trung bình", ai đi học bị mức xếp hạng này như mang cái án treo.

Cách hành xử thiếu tình thương này gặp học sinh mặc cảm tự ti có thể gây hậu quả khó lường. Rất may, phụ huynh em này bình tĩnh lắng nghe, chia sẻ khó khăn với con, phân tích cái được - chưa được từng góc độ rồi dặn dò việc rút kinh nghiệm. Biết con mê bóng đá, anh hỏi: "?một cầu thủ làm gì để dập tắt mọi lời chỉ trích nhắm vào mình?" Đứa bé nói: "ghi bàn"! Năm học sau em này "ghi bàn" trong kết quả học tập mang vinh dự về cho trường, ảnh của nó được phóng to treo ở bức tường chính trong sân.

"Tôn trọng cá tính học sinh" là một đặc điểm nổi bật của các nước có nền giáo dục phát triển, nhưng ở nước ta chỉ là chủ đề trong phòng họp, nhiều trường lại muốn xếp tất cả học sinh vào chung một cái “hộp” ngang ngay sổ thẳng cho dễ quản lý. Triệt tiêu cá tính đồng nghĩa kìm hãm tư duy sáng tạo của học sinh, giới trẻ... Một đất nước không thể có phát minh, sáng tạo nếu cá tính con người bị dập tắt, đặc biệt lứa tuổi học sinh được coi là thời kỳ vàng phát triển cá tính!

Một trường phổ thông nọ từng ra quy định "đi vệ sinh trong giờ học thì phải viết đơn", đơn phải có hai chữ ký của giáo viên đứng lớp và thầy giám thị. Nguyên nhân ra đời quy định này là có một số em lợi dụng việc đi vệ sinh để trốn học. Trường nào cũng có một thiểu số học sinh cá biệt nhưng nhà trường đánh đồng tất cả rồi ra cái quy định rất kỳ!

Quản không được thì cấm, cơ chế xin cho, đưa cái khó cho người khác,... nguồn cơn những tiêu cực trong xã hội có bóng dáng ở đây, đó là chưa nói sự phản cảm, phản quy luật tự nhiên. Đi vệ sinh, một nhu cầu nhiều khi là tức thời cấp bách tại sao bắt làm đơn!? Việc xảy ra đã cách nay vài năm nhưng thiết nghĩ cần ghi lại, vì đầu năm học các trường thường siết chặt kỷ luật, không chừng ở đâu đó đem ra áp dụng gây khổ cho con em.

Không phải là chuyện mới nhưng vấn đề nội dung giảng dạy nặng lý thuyết thiếu tính gắn kết với cuộc sống thực tế cũng là vấn đề nổi trội. Thời gian qua ở các kỳ thi mỗi lần đề ra thi có nội dung sát vấn đề "nóng" của xã hội thường nhận được sự ủng hộ của dư luận là điều cần ghi nhận. Nhưng chỉ dừng cấp độ đề thi, còn thiết kế chương trình, giáo án, sách giáo khoa vẫn còn nặng tính lý thuyết, xa thực tế, tính khoa học chưa được tối ưu hóa thì đổi mới thi e vẫn chỉ là phần ngọn.

Công ty nơi người em họ tôi làm phòng nhân sự có quy định người xin việc khi đến phỏng vấn trước tiên sẽ được mời vào phòng họp ngồi tự tay viết đơn xin việc. Từ ngày công ty thành lập đến nay được 12 năm có hàng ngàn người đến dự phỏng vấn. Công ty thống kê có khoảng 70% ứng viên có trình độ tốt nghiệp cấp 3 không biết cách viết đơn xin việc. Trong khi chương trình môn Ngữ văn các em có thể viết những bài luận văn “tràng giang đại hải”, không ít trường hợp chủ yếu là "copy - dán", lấy râu ông nọ ráp cằm bà kia...

Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, đời người tuổi trẻ chỉ qua một lần nên phải cho các em vui... Gần 20 năm nhà trường "quản lý" tuổi trẻ của học sinh nên nhà trường phải tạo môi trường cho các em "quẫy", bởi tâm sinh lý tuổi trẻ không quẫy là không được. Không quẫy được trong trường các em sẽ "bung" ra ở ngoài càng nguy hiểm. Nhà trường phải là nơi chốn vui vẻ cho học sinh chứ không phải là lãnh địa của riêng ai...

Như vậy, nếu làm theo tiêu chí nhà trường lấy học sinh làm mục tiêu phục vụ, giáo dục gắn với thực tế cuộc sống, cá tính học sinh được tôn trọng... sẽ rèn luyện học sinh thói quen áp dụng tri thức đã học trong tổ chức đời sống gia đình cũng như sau này ra đi làm, quan trọng là khơi thông năng lượng sáng tạo, nguồn tiềm năng cực lớn trong giới trẻ vốn đang bị những cơ chế lạc hậu kìm hãm, bịt đường lâu ngày. Một xã hội khi toát lên bầu không khí năng động tự do sáng tạo... thì những phát minh tinh thần vật chất, sáng kiến khoa học mới có môi trường thuận lợi để ra đời.

Trúc Nguyễn

Chứng kiến cháu đi học, tôi ngạc nhiên không ngừng

Chứng kiến cháu đi học, tôi ngạc nhiên không ngừng

Càng tìm hiểu cái sự học hành ở Đức tôi càng thấy nhiều điều ngạc nhiên đáng nể.

Con tôi đã học đánh giày ở… Mỹ như thế nào?

Con tôi đã học đánh giày ở… Mỹ như thế nào?

Trường trung học của con tôi với lịch sử 112 năm luôn đào tạo được nhiều học sinh có đủ kỹ năng để tự tin sống tốt trong các hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống.

Khi phụ huynh òa khóc: Con tôi không thể lỡ kỳ thi… thử này

Khi phụ huynh òa khóc: Con tôi không thể lỡ kỳ thi… thử này

  Tạo áp lực cho con không xấu, nhưng cái khó là phụ huynh phải làm sao cân đối cho vừa sức con, đồng thời tôn trọng ý kiến cá nhân các con một cách hợp lý.  

Thăm bảo tàng Anh, nghĩ về sự kỳ lạ của phụ huynh Việt

Thăm bảo tàng Anh, nghĩ về sự kỳ lạ của phụ huynh Việt

Nhiều bậc phụ huynh Việt có thể không đồng ý cho con đi bảo tàng xem xác ướp vì lo sợ về mặt tâm linh, nhưng lại rất tùy tiện “thả” cho con theo dõi những chương trình hoặc gameshow giải trí của người lớn.

Ngày khai giảng và những chuyện không ai nhắc tới

Ngày khai giảng và những chuyện không ai nhắc tới

Nhiều cô bé, cậu bé tưởng tượng một môi trường học tập sẽ không học quá nhiều, nhiều ngày hội thể thao, làm bếp dã ngoại, cắm trại và đi tham quan.