Phó Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Thanh Hải cho rằng nếu ĐBQH quyết tâm theo đến cùng một vấn đề chắc chắn sẽ có hiệu quả. Nhưng để giải quyết thấu đáo, quyết liệt, quyền lại nằm ở cơ quan hành pháp.

Đã có bao nhiêu kiến nghị bà đưa ra và theo đuổi có kết quả cũng như vẫn còn nợ cử tri câu trả lời cho vấn đề họ gửi gắm trên cương vị ĐBQH?

Câu hỏi khiến tôi nhớ tới lần chất vấn Bộ trưởng Xây dựng xung quanh bất cập về đơn giá định mức, lập dự toán với các công trình xây dựng. Sau chất vấn, Bộ Xây dựng đã tiếp thu và ban hành nhiều định mức tiêu chuẩn. Đó là vấn đề tôi thấy được giải quyết tương đối thấu đáo.

{keywords}
Phó Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Thanh Hải

Liên quan tới văn hóa, lĩnh vực hoạt động chuyên trách của mình, tôi cũng từng trao đổi và chất vấn Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại sao VN có rất nhiều kỳ quan, phong cách đẹp mà du lịch của ta lại kém Singapore, Thái Lan dù họ không có nhiều ưu thế tự nhiên như VN? Bộ trưởng trả lời trên hội trường sẽ tiếp tục nỗ lực. 

Sau đó, tôi quan sát trong thực tế thấy bộ đã có nhiều chỉ đạo sát sao, đẩy mạnh ngành du lịch bằng các biện pháp như phối hợp với bộ Công thương xúc tiến thương mại du lịch, chấn chỉnh nạn chặt chém…

Tôi nghĩ ĐB nếu quyết tâm theo đến cùng một vấn đề, chắc chắn sẽ có hiệu quả. Nhưng để giải quyết thấu đáo, quyết liệt quyền lại nằm ở cơ quan hành pháp. Tuy vậy, trách nhiệm giám sát của ĐBQH là rất cần thiết.

Theo đuổi đến cùng một vấn đề cũng là thực hiện trách nhiệm giám sát, thưa bà? Đâu là những khó khăn để mọi việc được giải quyết thấu đáo trong những vấn đề đòi hỏi sự kiên nhẫn theo đuổi cả về thời gian và tâm trí?

Về mặt chính sách, tôi có thể chất vấn bộ trưởng, hay góp ý cho luật, hay liên hệ với các bộ phận chức năng để xem vấn đề giải quyết đến đâu… Nhưng giải quyết tốt hay không, muốn đánh giá theo cơ chế hiện nay lại phải đợi đến đợt lấy phiếu tín nhiệm. Nhưng với tâm huyết của ĐBQH, tôi luôn muốn đeo bám để giải quyết tận cùng vấn đề để có kết quả nhất định.

Góp ý cho luật Hộ tịch, trong đó có việc thực hiện quyền con người là tất cả trẻ em sinh ra đều được cấp giấy khai sinh, bất kể là sinh ngoài giá thú hay bố mẹ không đăng ký kết hôn, tôi rà soát thấy thực tế thủ tục khai sinh cho những trẻ em bị bỏ rơi rất phức tạp, phải có người chứng nhận em bị bỏ rơi, phải công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng một khoảng thời gian nhất định…

Như trường hợp 80 trẻ em được nuôi dưỡng ở chùa Bồ Đề được phát hiện chưa được làm thủ tục làm giấy khai sinh khiến tôi rất trăn trở. Ngoài các ý kiến đóng góp về luật, tôi chủ động trực tiếp trao đổi riêng với Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đề nghị tạo cơ chế thông thoáng hơn để làm giấy khai sinh cho các em. Phải có giấy khai sinh thì quyền được nuôi của các em mới khả thi, mới có mái ấm, gia đình như mọi trẻ em khác.

Tiếp tục theo dõi vấn đề này, tôi gửi văn bản đến UBND thành phố Hà Nội và gần đây đã nhận được trả lời do Phó chủ tịch UBND ký, trong đó cho biết thành phố đã chỉ đạo sở Lao động, Thương binh và Xã hội cũng như quận Long Biên rà soát. 

Kết quả hiện 26 em đã được chuyển sang trung tâm bảo trợ xã hội, được làm giấy khai sinh, 25 em được nhận nuôi, còn lại vẫn được nuôi dưỡng tại chùa và nhà chùa đang tiến hành các thủ tục cần thiết làm giấy khai sinh cho các em. 

Tôi nghĩ không chỉ chất vấn mới tham gia đến cùng, mà khi phát hiện những bất cập trong thực tiễn, ĐB có thể lấy ví dụ thực tế để đóng góp sửa đổi, bổ sung luật pháp.

Tôi nghĩ không nên dùng “đeo bám”, mà có thể hay hơn là “theo đuổi đến cùng”. Khi ĐB quan tâm chú ý đến vấn đề nào, ĐB có thể yêu cầu cung cấp thông tin. 

Nhưng việc xử lý chính xác thì với quyền hạn của ĐB yêu cầu giải quyết cũng rất khó. Nên ĐBQH muốn theo dõi đến cùng một vấn đề phải có sự quyết tâm, sử dụng hết quyền hạn của mình và phối hợp đồng bộ của các cơ quan, đoàn thể để giải quyết.

ĐB có quyền giám sát nhưng thông tin giám sát là để trao đổi với cơ quan hành pháp, ĐB không có điều kiện để xử lý hay quyết định. Cơ quan hành pháp hoạt động dưới sự giám sát, miễn là ĐBQH phát huy hơn nữa quyền giám sát của mình.

ĐB Trần Thị Quốc Khánh: Không nản khi gặp phiền phức

"Từ khóa 11 đến bây giờ, ở vị trí một ĐBQH, tôi vẫn theo đuổi một vụ khiếu kiện mà tòa án tuyên không rõ dẫn đến không thi hành được. Sau khi nỗ lực đôn đốc liên tục đến giờ tòa án tối cao cũng quan tâm, cho soi xét lại, yêu cầu xem trở lại vấn đề từ đầu và đang giải quyết. 

Vụ việc này tôi đã trăn trở mấy nhiệm kỳ, chính quyền địa phương nói cũng làm động lực cho tôi theo đuổi. Và rất mừng khi gia đình khiếu kiện suốt ròng rã từng nản lòng giờ đã được các cơ quan nghiêm túc xem xét lại.

{keywords}
ĐB Trần Thị Quốc Khánh

Có nhiều vấn đề tôi theo đuổi lâu đến mức nhiều người, kể cả các ĐB vẫn luôn trêu trong bài phát biểu của bà Khánh nếu không có "bình đẳng giới, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, giờ lại thêm hành chính công, phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh… coi như phát biểu chưa xong. 

Mọi người trêu mình nhưng mình lại mừng vì những vấn đề nêu ra có được thay đổi. Tôi tin khi ĐBQH lắng nghe, chuyên tâm vào giải quyết vấn đề của cử tri gửi gắm thì mọi việc đều có cách giải quyết.

Nhưng cũng còn rất nhiều vấn đề mà mình nghĩ cần làm tốt hơn nữa nhưng vẫn chưa, chẳng hạn như công tác tuyên truyền pháp luật. Đây là việc ai cũng thấy rất cần trong luật cũng quy định các ĐBQH cũng phải tham gia tuyên truyền pháp luật, nhưng sự thật việc này cũng chưa có đầu mối, cơ chế rõ ràng.

Khi đối mặt với những vấn đề chưa làm tốt, chưa có kết quả mà cứ kéo dài đến hàng khóa, có khi nào bà mệt mỏi, từng nghĩ sẽ dừng bước hay thậm chí vì quá đeo bám mà gặp cả những phiền phức cho bản thân?

Có những vụ việc tôi đang giúp cho cử tri, mọi người xung quanh nhưng có người lại nói ngược lại, thậm chí vu mình dính vào, người ta nói sai nói bậy, ầm ĩ hết cả. Trong những trường hợp ấy tôi cũng không nản đâu, càng làm cho mình mạnh mẽ hơn để sáng rõ vấn đề. 

Sự ngăn cản, trở ngại, kể cả có người cũng chưa ủng hộ, người ta quay mặt đi, mình vẫn không nản chí bởi tôi luôn tin vào pháp luật, còn rất nhiều người tốt người ta sẽ cùng mình để giải quyết việc đấy. Nếu nói mất mát thì đó là thời gian, có lúc tôi cũng cảm thấy mệt mỏi nhưng có lẽ chán nản thì không bao giờ.

Nhưng nhiều khi có cái khó cho người đừng đầu ngành khi vấn đề không chỉ chạm đến một ngành, mà cả hệ thống. Trong tình huống đó, làm thế nào cảm thông với tư lệnh ngành mà vẫn có câu trả lời trung gian thỏa đáng cho cử tri, theo bà?

Có việc thuộc về lỗi hệ thống, một ngành, một bộ không thể giải quyết được. Nên khi đề nghị bộ ngành giải quyết, tôi luốn nhấn mạnh cơ chế các bộ chủ động phối hợp. Khi sát nhập Hà Tây, Hà Nội với Bộ Xây dựng có quan điểm quy hoạch xây dựng vênh nhau, dân không biết nghe ai. Tôi đã gửi ý kiến lên Thủ tướng và đề nghị Thủ tướng chỉ đạo, sau đó Hà Nội và Bộ Xây dựng cũng đã có tiếng nói chung.

Chung Hoàng - Hồng Nhì - Ảnh: Minh Thăng