Phóng viên ảnh người Hà Lan Hubert Van Es có bức ảnh để đời về Chiến tranh Việt Nam, chụp một nhóm người cố chen lấn trên chiếc thang để leo lên trực thăng đậu trên nóc nhà chạy thoát khỏi Sài Gòn năm 1975.

{keywords}
Phóng viên ảnh người Hà Lan Hubert Van Es chụp tại Hong Kong tháng 8/2008. Ảnh: Reuters

Ngày 29/4/1975, trực thăng của Air America bay tới một chung cư gần đại sứ quán Mỹ. Bãi đỗ trên mái hẹp tới mức người di tản phải dùng thang leo lên nóc. 

Hubert Van Es lúc bấy giờ là phóng viên hãng tin UPI đã chụp được khoảnh khắc một sĩ quan CIA nghiêng người kéo những người di tản từ thang lên máy bay trực thăng. 

Bức ảnh đã nhanh chóng được truyền đi khắp thế giới và trở thành một khoảnh khắc lịch sử đánh dấu chiến dịch di tản tuyệt vọng khỏi Sài Gòn của người Mỹ và đồng minh.

Nói năng dí dỏm, các cộng sự đánh giá Hubert Van Es là người rất dũng cảm và tháo vát.

{keywords}
Một lính Mỹ bị thương đang chờ nhân viên y tế đến trợ giúp. Ảnh chụp tháng 5/1969

Ông tới Hong Kong làm phóng viên tự do năm 1967, sau đó làm việc tại báo Bưu điện Hoa nam Buổi sáng. Năm tiếp theo ông tới Việt Nam làm việc cho NBC News rồi làm cho AP tại Sài Gòn từ 1969-1972. Từ 1972-1975, ông đảm nhận cương vị phụ trách ảnh chiến tranh Việt Nam cho hãng tin UPI.

Ảnh ông chụp một người lính bị thương với cây thánh giá nhỏ lấp lánh, nổi bật trên nền chân dung tối, cách đây hơn 40 năm, đã trở thành bức ảnh nổi tiếng về trận "Đồi thịt băm" vào tháng 5/1969.

Và bức ảnh chụp chiếc trực thăng di tản từ trên nóc một tòa nhà ở Sài Gòn ngày 29/4/1975 đã trở thành biểu tượng rõ nét nhất cho cuộc tháo chạy trong tuyệt vọng của quân Mỹ và đồng minh cũng như chính sách sai lầm của Mỹ tại Việt Nam.

{keywords}
Và bức ảnh lịch sử

Từ vị trí thuận lợi trên ban công của UPI cách đó vài tòa nhà, Hubert Van Es đã ghi lại được cảnh tượng bằng chiếc máy với ống kính 300-mm, ống kính dài nhất mà ông có. 

Sau này, ông nói, không phải toàn bộ khoảng 30 người trên nóc nhà được di tản và chiếc UH-1 Huey đã quá tải lúc cất cánh.

Tấm ảnh khiến Hubert Van Es trở nên nổi tiếng nhưng ít năm sau, ông nói với bạn bè rằng phải mất rất nhiều thời gian để giải thích đó không phải là bức hình chụp trên nóc tòa nhà đại sứ quán Mỹ.

Sinh ra ở Hilversum, Hà Lan, Hubert Van Es học tiếng Anh lúc chơi đùa với các binh lính trong Thế chiến 2. Ông quyết định trở thành phóng viên ảnh sau khi tới một triển lãm ở bảo tàng địa phương năm 13 tuổi, nhìn thấy tác phẩm của phóng viên ảnh chiến trường huyền thoại Robert Capa.

Sau khi tốt nghiệp đại học, ông bắt đầu làm phóng viên ảnh năm 1959 cho Nederlands Foto Persbureau ở Amsterdam, nhưng rồi châu Á đã trở thành nhà của ông.

Khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, ông trở lại Hong Kong và làm phóng viên tự do cho một số tờ báo, tạp chí Mỹ, châu Âu.

Ngày 15/5/2009, ông qua đời tại bệnh viện Queen Mary, Hong Kong ở tuổi 67.

Nhà báo kỳ cựu Mỹ Peter Arnett nhận xét: “Hubert Van Es là một trong số phóng viên ảnh phương Tây đã bất chấp nguy hiểm để trở thành nhân chứng vào thời điểm kết thúc chiến tranh”.

Thái An (theo AP)

Cuộc gặp đặc biệt của phu nhân TBT Nguyễn Văn Linh

Ngày gặp gỡ, tình cờ, phu nhân Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh diện chiếc áo dài màu đỏ sậm thêu hoa, bà Nguyễn Thị Bình mặc áo dài màu nâu đậm cũng thêu hoa.

Nguyên Chủ tịch nước trăn trở về hòa hợp dân tộc

Xét về tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đã 40 năm rồi, trong quan hệ cởi mở, đối xử nhẹ nhàng - nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói về hòa hợp dân tộc.

Phút hồi niệm riêng của Tim Page

Tim Page chỉ lên bức ảnh mà chỉ thêm 3 cú bấm máy, người phóng viên chiến trường Việt Nam đã qua đời. Ông đã tìm gặp con trai của người phóng viên - liệt sỹ đó.

Truy tìm nóc nhà trực thăng Mỹ chạy khỏi Sài Gòn

Tạp chí People mất nhiều ngày tìm kiếm ở TP.HCM địa điểm máy bay trực thăng chở người di tản từ nóc tòa nhà mà nhiều người tưởng là tòa Đại sứ Mỹ bấy giờ. 

Số phận đặc biệt của chiếc xe tăng 390

Năm 1995, Françoise Demulder có triển lãm ảnh về sự kiện 30/4/1975 ở Paris. Trong một sự hữu duyên tình cờ, xe tăng 390 được phát lộ sự thật vai trò lịch sử.

Sau 40 năm ai chưa về quê hương, hãy trở về

Chúng tôi chỉ mong tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về - Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nói với báo giới nhân 40 năm ngày thống nhất đất nước.

Cuốn nhật ký bằng thơ và chuyến đi hòa giải

Hai người ngồi im lặng, bất giác Paul hỏi ông Nghĩa sợ gì nhất vào ban đêm khi đóng quân ở khu vực này. Ông Nghĩa trả lời ngắn gọn: Cọp. Rồi họ tiếp tục mỗi người một dòng suy nghĩ.

Phi đội hào hoa đánh Tân Sơn Nhất

Phi công phi đội Quyết Thắng ném bom sân bay Tân Sơn Nhất ai cũng đẹp trai kiểu đàn ông đích thực và toàn tài.

Buổi xem phim đặc biệt cùng ông Sáu Dân

Sau ca mổ đặc biệt, Trần Đông A cùng nhóm giáo sư đầu ngành được ông Sáu Dân mời đến nhà chơi, chiếu phim cho xem. 

Vì sao GS Trần Đông A vẫn chọn Việt Nam?

Năm 1990, khi GS Đông A đang ở Pháp tham gia một chương trình trao đổi, có tin đồn từ trong nước là ông từ Paris đã “dzọt” sang Mỹ.