- "Năm nay chúng tôi hy vọng sẽ ký kết một thỏa thuận mang tính đột phá thứ hai với Việt Nam, đó là một trong những nền kinh tế đông dân nhất và phát triển nhanh nhất trong khu vực" - Cao ủy Thương mại EU nhấn mạnh.

LTS: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cuối tuần này đến Malaysia tham dự hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 26 ngày 26-27/4. Thủ tướng cũng sẽ cùng các nhà lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN có các cuộc họp với các đối tác quan trọng, trong đó có Liên minh châu Âu (EU). Nhân dịp này, Cao ủy Thương mại châu Âu Cecilia Malmstrom gửi đến VietNamNet bài viết đề cập vai trò của ASEAN trong chiến lược đối ngoại của EU. 

Các cuộc họp ASEAN vào cuối tuần này tại Kuala Lumpur và Langkawi là rất quan trọng cho khu vực này. Nhưng chúng cũng rất quan trọng đối với các mối quan hệ giữa 10 nước ASEAN và 28 nước thuộc EU.

Mối quan hệ giữa các khu vực của chúng ta là một một điều cần thiết. Liên minh châu Âu ngày nay vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhưng sự nổi lên của châu Á là câu chuyện kinh tế và chính trị quan trọng nhất của thời đại chúng ta. Và các nước ASEAN đang đóng một vai trò trung tâm trong đó.

Kết quả là, ASEAN tính toàn khối là đối tác thương mại thứ ba của Liên minh châu Âu bên ngoài châu Âu. Và, nếu chúng ta loại trừ thương mại nội bộ của ASEAN, EU là đối tác lớn thứ hai của khu vực này, sau Trung Quốc nhưng trước Nhật Bản và Hoa Kỳ. Nhưng chúng ta phải làm cho mối quan hệ này thậm chí mạnh mẽ hơn nữa.

Xóa bỏ thuế quan, tự do hóa thị trường dịch vụ

Tôi trở thành Cao ủy Thương mại EU vào tháng 11 năm ngoái, và tin rằng một trong những ưu tiên trung tâm của tôi sẽ là tăng cường quan hệ thương mại của châu Âu với châu Á. Về mặt này, tôi thấy rõ mục tiêu xây dựng một khu vực thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và ASEAN.

Chúng ta phải xóa bỏ thuế quan và tự do hóa thị trường dịch vụ, đầu tư và mua sắm. Chúng ta phải xây dựng các quy tắc chung trong các lĩnh vực như sở hữu trí tuệ, bảo hộ đầu tư và phát triển bền vững. 

Điều này sẽ tăng cường nền kinh tế và môi trường kinh doanh của cả hai bên. Tuy nhiên như chúng ta đã từng thấy, đàm phán về một hiệp định thương mại tự do liên khu vực tham vọng là một nhiệm vụ đầy thử thách. Do vậy mà chúng ta phải đảm bảo rằng mình đi đúng hướng.

{keywords}
Cao uỷ Thương mại EU kỳ vọng EU sẽ ký một thoả thuận thương mại đột phá với Việt Nam. Ảnh: AP

Do vậy, cuối tuần này tôi sẽ gợi ý các đồng nghiệp ASEAN của tôi rằng các quan chức cao cấp gặp nhau vào cuối năm để xem xét việc thúc đẩy tiến độ này. 

Tựu chung, lãnh đạo chính trị ở cả hai phía giờ đây có một trách nhiệm là nỗ lực hướng tới làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế của chúng ta. Điều đó đang xảy ra theo ba cách:

Trước tiên, tôi đã ở/đang (phụ thuộc vào ngày đăng) Kuala Lumpur vào cuối tuần này để dự một cuộc họp thường niên về thương mại với các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN. Đó là một truyền thống lâu đời và hữu ích mà tôi rất vui được tiếp nối trong năm đầu tiên của tôi với cương vị Cao ủy Thương mại EU.

Thứ hai, ASEAN đang nỗ lực để hoàn thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm, giải phóng sự giao thương của hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động giữa 10 quốc gia thành viên.

Nhưng việc tạo ra cộng đồng không chỉ là một bước quan trọng hướng tới hội nhập chặt chẽ hơn trong khu vực Đông Nam Á. Nó cũng sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ của khu vực này với chúng tôi ở châu Âu.

Tôn trọng "phương cách ASEAN"

EU học được từ kinh nghiệm rằng một thị trường hội nhập hơn trong ASEAN cũng là một lợi thế cho các nhà xuất khẩu và nhà đầu tư của chúng tôi trong khu vực này. 

Việc tạo ra thị trường châu Âu đơn nhất trong những năm 1990 không chỉ là một bước tiến lớn của châu Âu. Nó còn mang lại lợi ích cho đối tác thương mại của chúng tôi bởi vì làm ăn với lục địa của chúng tôi như là một khối thống nhất dễ dàng hơn nhiều. Đó là lý do tại sao chúng tôi hy vọng rằng một cộng đồng ASEAN sâu sắc hơn cũng sẽ tạo ra sự thịnh vượng ở châu Âu.

EU hiểu những thách thức ASEAN đang phải đối mặt. Xây dựng một liên minh chặt chẽ hơn là không dễ dàng. Chúng tôi đã làm việc này trong 60 năm và chúng tôi vẫn chưa kết thúc. Vì lý do đó, EU là một bên ủng hộ mạnh mẽ công việc của ASEAN, trong khi hoàn toàn tôn trọng "phương cách ASEAN" độc đáo trong hợp tác.

Cách thứ ba, như tôi đã đề cập, trong đó chúng ta đang làm sâu sắc thêm quan hệ kinh tế bằng việc xây dựng một khu vực thương mại tự do giữa hai khối. Đây là một tham vọng lâu dài. Các cuộc đàm phán đầu tiên về một thỏa thuận rộng rãi giữa ASEAN và EU đã được tiến hành vào năm 2007.

Sau đó một đã quyết định được đưa ra là theo đuổi các cuộc đàm phán giữa các nước thành viên ASEAN và EU, và năm ngoái chúng tôi đã ký kết một thỏa thuận tự do thương mại đầy tham vọng với Singapore, đánh dấu một điểm tham chiếu quan trọng cho các cuộc đàm phán với các nước ASEAN khác.

Năm nay chúng tôi hy vọng sẽ ký kết một thỏa thuận mang tính đột phá thứ hai với Việt Nam, đó là một trong những nền kinh tế đông dân nhất và phát triển nhanh nhất trong khu vực. Chúng tôi cũng đang thảo luận với các nước thành viên ASEAN khác để đánh giá các bước tiếp theo.

Việc hiện thực hóa Cộng đồng Kinh tế ASEAN mang lại cho chúng tôi một cơ hội tốt để xét xem sự hội nhập kinh tế sâu hơn trong khu vực có thể hỗ trợ mục tiêu về một hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và EU như thế nào. Đồng thời, chúng tôi sẽ đánh giá hiệp định tự do thương mại song phương giữa EU và các nước thành viên ASEAN có thể trở thành các cơ sở cho một thỏa thuận giữa khu vực với khu vực ra sao.

Đây là một chương trình nghị sự tham vọng về hợp tác và thương lượng. Nhưng trong một thế giới mà giao dịch giữa các nước có tầm quan trọng tương tự như sự kết nối giữa họ với nhau thì những nỗ lực này là xứng đáng. Nếu chúng ta muốn có một tương lại thịnh vượng cho Đông Nam Á và cho châu Âu, chúng ta phải cùng nhau nỗ lực để đạt được.

Cecilia Malmstrom (Cao ủy Thương mại châu Âu)