Sau khi Toà án Trọng tài Thường trực của Liên Hiệp Quốc xử thua Philippines trong vụ kiện về Biển Đông, tình hình Biển Đông đầu năm 2017 tương đối yên lặng, không có những cuộc đụng độ căng thẳng. Tuy nhiên giới chuyên gia an ninh nhận định, đây chỉ là khoảng lặng tạm thời, là chiến thuật mới của Trung Quốc.

Giải thích cho khoảng lặng tạm thời này, PGS-TS, Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược khoa học, Bộ Công an phân tích, Bắc Kinh gần như đã hoàn thành việc xây dựng hạ tầng và quân sự hóa khu vực tranh chấp trên Biển Đông và sẵn sàng các kế hoạch quân sự tiếp theo.

Cụ thể, từ cuối năm 2016, Trung Quốc đã đưa máy bay chiến đấu cơ MiG-27, MiG-29, triển khai 2 khẩu đội tên lửa phòng không HQ-9 lên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; họ cũng đã xây dựng xong 3 sân bay quân sự lớn với đường băng dài đến 3.4000m, cảng quân sự tại đảo Gạc Ma, lắp đặt 4 dàn rada tần số cao tại đảo Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

{keywords}
Các công trình Trung Quốc xây dựng phi pháp tại đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam.

Sau phán quyết của Toà Trọng tài thường trực Quốc tế (PCA) theo Công ước Luật Biển năm 1992, bác bỏ những yêu sách phi lý của Trung Quốc trong việc đòi chủ quyền với đường lưỡi bò. Trước phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đã lựa chọn im lặng.

Ngoài ra, Trung Quốc đang tập trung quảng bá cho siêu chiến lược đầy tham vọng là sáng kiến "Vành đai và con đường". 

Mặc dù trên "bề mặt" tình hình tại Biển Đông dường như đang dịu đi, nhưng theo PGS-TS, Thiếu tướng Lê Văn Cương, đây chỉ là khoảng lặng tạm thời, là chiến thuật mới của Trung Quốc. Nước này chủ động tránh gây ra những gì ồn ào, ầm ĩ dẫn đến chỉ trích trên thực địa để tập trung vào những vấn đề khác nhằm hiện thực hoá khát vọng làm chủ.

Quan sát thực tế cho thấy, bất chấp sự lên tiếng phản đối của Việt Nam về sự xâm chiếm phi lý của Trung Quốc tại lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam, hàng loạt các hoạt động, sự kiện được Trung Quốc tổ chức như: kỷ niệm 5 năm thành lập thành phố Tam Sa; đẩy mạnh hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; khai thác băng cháy tại Biển Đông; tiến hành khảo sát khoa học trên quy mô lớn với 400 nhà khoa học đến từ 13 quốc gia tại hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Đặc biệt, Trung Quốc ngang nhiên sửa Luật an toàn giao thông trên biển, nhằm yêu cầu tất cả các tàu thuyền khi đi qua Biển Đông phải nhận được sự cho phép của nước này. Đây là động thái vi phạm nghiêm trọng Công ước Luật biển quốc tế.

{keywords}
Chiến lược "vành đai và con đường" của Trung Quốc

Trung Quốc cũng đang quan sát thái độ của chính quyền Tổng thống Donald Trump ứng xử trên Biển Đông. Bên cạnh đó, các nước ASEAN vẫn đang bị chia rẽ trong vấn đề Biển Đông. "Như vậy, những bối cảnh này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc "rộng tay" ứng xử trên Biển Đông, hiện thực hoá khát vọng làm chủ" - Thiếu tướng khẳng định.

Ông Lê Văn Cương cũng cảnh báo việc Trung Quốc sẽ tìm cách ngăn sự can thiệp của chính quyền Doanld Trump trên Biển Đông. Nhiều dấu hiệu cho thấy họ sử dụng vấn đề hạt nhân của Triều Tiên là "lá bài mặc cả" nhằm giảm sự can thiệp của Mỹ trên Biển Đông.

Và từ vị trí địa lý và tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc luôn chớp cơ hội tập trung củng cố quan hệ hữu nghị với khối ASEAN, đặc biệt với những nước có quyền lợi tại Biển Đông. Thông qua hợp tác kinh tế, tạo bầu không khí hữu nghị với các nước phát triển trong ASEAN, từ đó nhằm gây sứ ép lên Việt Nam ngày càng mạnh hơn trong thời gian tới.

Tuy nhiện, Việt Nam có đầy đủ điều kiện để bảo vệ quyền lợi và lợi ích trên Biển Đông, và điều này được cộng đồng quốc tế hoàn toàn ủng hộ. Vấn đề cốt lõi ở chỗ, Việt Nam cần tạo ra thế và lực mới để kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tận dụng sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế nhằm thể hiện quan điểm của Việt Nam trong việc phát triển hoà bình và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trên Biển Đông". 

Gia Hưng - Hoàng Oanh