Trong số 10 máy bay có kích thước lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại có một chiếc lớn nhất có sải cánh dài hơn cả chiều dài của một sân bóng đá theo tiêu chuẩn quốc tế.

{keywords}
Stratolaunch là máy bay lớn nhất thế giới tính đến nay. Với sải cánh 117 m vượt chiều dài hơn cả chiều dài của một sân bóng đá, đây là sản phẩm của công ty hàng không vũ trụ Stratolaunch Systems (Mỹ). Chiếc Stratolaunch có trọng lượng gần 227 tấn khi không chở hàng, trọng lượng cất cánh tối đa gần 590 tấn. Máy bay di chuyển trên mặt đất nhờ 28 bánh xe và bằng 6 động cơ Boeing 747 khi ở trên không trung. Kích thước lớn vượt trội cho phép máy bay này có thể hoạt động như một bệ phóng tên lửa trên không. Stratolaunch dự kiến sẽ cất cánh lần đầu vào năm 2019. (Ảnh: Stratolaunch)

 

{keywords}
Trước khi Stratolaunch xuất hiện, kỉ lục máy bay có sải cánh lớn nhất thế giới thuộc về Hughes H-4 Hercules, một thiết kế của triệu phú người Mỹ Howard Hughes. Hughes H-4 Hercule nặng hơn 113 tấn, dài 66,5 m, sải cánh 97,54 m, chiều cao tương đương một tòa nhà 5 tầng. Chiếc máy bay này chỉ được chế tạo ra một phiên bản, và cũng chỉ bay 1 lần duy nhất vào năm 1947 và bay khoảng 1,6km ở độ cao 21m. H-4 được trang bị 8 động cơ. (Ảnh: Mashable)

 

{keywords}
Antonov An-225 Mriya là máy bay được phát triển vào những năm 1980 để chuyên chở các tàu vũ trụ của Liên Xô. Khi chương trình tàu con thoi kết thúc, nó trở thành máy bay vận tải lớn nhất thế giới. An-225 nặng 285 tấn, dài 84 m, sải cánh 88,4 m, lần đầu cất cánh vào năm 1988. Chỉ có một chiếc An-225 duy nhất được chế tạo trong lịch sử. Mriya hiện vẫn là máy bay nặng nhất thế giới và máy bay lớn nhất thế giới hiện vẫn đang hoạt động. (Ảnh: Wikipedia)

 

{keywords}
Airbus A380-800 được mệnh danh là “khách sạn bay” vì kích thước “khủng” với một máy bay thương mại. A380-800 nặng 277 tấn, dài gần 73 m, sải cánh gần 80 m và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2005. Chiếc A380-800 có tầm bay xa cực đại 15.700 km. Máy bay được trang bị nội thất hiện đại, sang trọng, đẳng cấp nhưng do kích thước quá lớn và giá cao nên các hãng hàng không không mấy “mặn mà” với dòng máy bay này. (Ảnh: Airbus)

 

{keywords}
Boeing 747-8 nặng khoảng 220 tấn, dài 76,3 m, sải cánh 68,4 m và bay chuyến đầu tiên vào năm 2010. Boeing 747-8 hiện được coi là máy bay chở khách dài nhất thế giới. (Ảnh: Boeing)

 

{keywords}
Antonov An-124 hiện là máy bay quân sự lớn nhất thế giới. Máy bay này nặng 175 tấn, dài gần 69 m, sải cánh 73,3 m, lần đầu cất cánh năm 1982. Hiện “chim sắt” này thuộc biên chế không quân Nga. (Ảnh: Wikimedia)

 

{keywords}
Lockheed C-5 Galaxy nặng 172 tấn, dài 75,31 m, sải cánh 67,89 m, lần đầu cất cánh năm 1968. Máy bay này có thể chở 6 trực thăng tấn công Apache hoặc 2 xe tăng M1 với quãng đường 11.000 km. Trong hàng chục năm qua, Lockheed C-5 Galaxy thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ triển khai quân đội Mỹ ở nước ngoài. (Ảnh: Lockheed)

 

{keywords}
Tupolev Tu-160 là máy bay ném bom chiến lược có từ thời Liên Xô. Tu-160 nặng 110 tấn, dài 54 m, sải cảnh 56 m, lần đầu bay vào năm 1981. Hiện Tu-160 vẫn đang phục vụ trong biên chế quân đội Nga. (Ảnh: Plane Spotters)

 

{keywords}
HAV Airlander 10 do nhà sản xuất Hybrid Air Vehicles (Anh) nghiên cứu và phát triển. Máy bay này dự kiến sẽ được công ty du lịch hạng sang Henry Cookson Adventures (HCA) (Anh) sử dụng trong các chuyến du ngoạn vòng quanh thế giới. Theo Hybrid Air Vehicles, khả năng bay nhiều ngày trên không và nội thất thoải mái dễ chịu và sang trọng khiến Airlander 10 là một lựa chọn hoàn hảo cho những du khách muốn tận hưởng kỳ nghỉ đúng nghĩa đến khắp nơi trên thế giới chỉ bằng 1 chuyến bay. Máy bay này nặng 20 tấn, dài 92 m, và sải cánh 43,5 m. (Ảnh: Sputnik)

 

{keywords}
Mil Mi-26 là trực thăng vận tải lớn nhất thế giới từng được đưa vào sản xuất hàng loạt. Máy bay này nặng 28 tấn, dài 40 m và độ dài cánh quạt là 32 m. Hiện Mi-26 vẫn rất được không quân các nước trên thế giới tin dùng. (Ảnh: Airplanes Picture)

(Theo Dân trí)

Trung Quốc tuyên bố tự chế tạo động cơ máy bay

Trung Quốc tuyên bố tự chế tạo động cơ máy bay

Trung Quốc ra mắt hãng chế tạo động cơ máy bay đầu tiên của riêng mình trong nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp phương Tây, theo BBC.

Chán ô tô, người đàn ông bỏ 2 năm chế tạo máy bay đi làm

Chán ô tô, người đàn ông bỏ 2 năm chế tạo máy bay đi làm

Với thiết kế nhỏ, gọn nhẹ, một người đàn ông vừa chế tạo thành công chiếc máy bay cá nhân để đi làm hàng ngày nhằm tiết kiệm thời gian.

Thiết kế ghế máy bay như... ổ kén

Thiết kế ghế máy bay như... ổ kén

Các khoang ngủ dành cho hành khách được thiết kế như hình kén tằm, vừa nhỏ gọn vừa tạo sự riêng tư.