Khi lái xe vào ban đêm hoặc trong điều kiện có tầm nhìn hạn chế, một trong những cách để bảo vệ an toàn quan trọng nhất mà người lái xe có thể làm là đảm bảo cho đèn pha hoạt động tốt nhất.

Sử dụng đèn pha tự động thế nào cho hay?

Đèn phanh sáng - kinh nghiệm chủ xe cần biết

Dùng đèn pha chiếu xa không đúng cách gây nguy hiểm thế nào?

Đèn pha ô tô không chỉ gặp các vấn đề như bị cháy bóng hoặc yếu điện. Kinh nghiệm từ các chuyên gia chăm sóc, bảo dưỡng ô tô cho thấy, hiệu quả chiếu sáng của đèn pha có thể giảm do các trầy xước trên mặt kính đèn pha. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn những nguyên nhân làm đèn pha bị mờ và làm thế nào để khôi phục mặt kính đèn pha nếu cần.

Hiện tượng đèn pha bị mờ là gì?

{keywords}
Kính đèn pha bị mờ sau thời gian dài sử dụng

Nếu bạn thấy ánh sáng phát ra từ đèn pha không còn rõ như trước, rất có thể là đèn pha của bạn đang bị mờ. Đôi khi các tài xế cũng thấy là đèn pha của họ không những ít sáng hơn, mà ánh sáng phát ra còn có màu hơi vàng, hơi đục. Điều này có thể cho thấy là đèn pha đã bị mờ.

Hầu hết các mặt kính đèn pha ngày nay được làm từ nhựa dày cấu tạo từ polycarbonate. Không giống như các kính thủy tinh được sử dụng trong những chiếc xe hơi cũ, các loại kính nhựa này có khả năng chống xước và bền hơn. Tuy nhiên, theo thời gian, nhựa polycarbonate bị tác động bởi tia UV từ mặt trời, các lớp bên ngoài bắt đầu bị phá vỡ và xuống cấp. Những thay đổi này làm cho mặt kính hấp thụ ánh sáng xanh từ bóng đèn, tạo ra ánh sáng có màu màu vàng nhạt. Việc làm sạch đèn pha bị mờ sương khá dễ dàng.

Làm sạch đèn pha bị mờ

Các sản phẩm cần dùng

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm chuyên dụng để làm sạch kính đèn ô tô bị mờ do tiếp xúc với tia cực tím. Hãy tìm những sản phẩm có ký hiệu "dụng cụ phục hồi đèn pha" hoặc "phục hồi kính đèn pha". 

Ngoài ra, có thể áp dụng một số cách để làm sạch đèn pha bị mờ. Kem đánh răng và bột baking soda sẽ là chất tẩy rửa hiệu quả để làm sạch đèn pha. Cả hai sản phẩm này đều có tính tẩy rửa giúp loại bỏ hiện tượng mờ đục mà không làm trầy xước hoặc làm hỏng đèn pha. Các hợp chất đánh bóng như Rain-X cũng có thể khắc phục hiệu quả những tổn hại do tia tử ngoại. Nhìn chung, bạn cần có một bộ dụng cụ vệ sinh trong nhà xe hoặc trong nhà của bạn!

Cách làm sạch đèn pha

Các dụng cụ cần có: 

Dung dịch tẩy rửa, bột baking soda hoặc kem đánh răng.
Bao tay bảo vệ da nhạy cảm.
Khăn lau.
Nước sạch.
Bàn chải lông mềm.
Chất tẩy rửa nhẹ.
Đầu tiên bạn cần làm sạch bụi bẩn khỏi đèn xe. Dùng một chút chất tẩy rửa nhẹ lên mặt đèn xe và nhẹ nhàng lau chùi sạch các chất bẩn bám trên bề mặt. 

{keywords}
Làm sạch vết bẩn bám trên bề mặt đèn

Sau khi rửa sạch vết bẩn, dùng khăn để lau khô bề mặt đèn xe cho đến khi không còn nước. 

Tiếp theo hãy dùng chất phục hồi đèn pha chuyên dụng. Kem đánh răng hoặc bột baking soda xoa đều lên về mặt kính đèn. Cần trộn với một ít nước để tạo ra dung dịch đậm đặc. Sau khi quét dung dịch này lên đèn, đợi một vài phút để dung dịch này khô lại. 

Dùng bàn chải chà một cách nhẹ nhàng lên bề mặt kính đèn theo vòng tròn để làm sạch. Bạn sẽ thấy màu vàng nhạt trên về mặt kính đèn sẽ từ từ biến mất. Tiếp tục chà nhẹ cho đến khi bề mặt kính trở nên trong suốt.

Và bước cuối cùng sử dụng khăn sạch để lau tất cả chất tẩy rửa thừa trên kính đèn. Có thể dùng nước sạch để rửa sạch vết bám, sau đó dùng khăn lau khô. 

(Theo Tạp chí giao thông)

Sử dụng đèn chiếu sáng xe ô tô thế nào cho hiệu quả?

Sử dụng đèn chiếu sáng xe ô tô thế nào cho hiệu quả?

Không chỉ hỗ trợ tài xế trên những cung đường tối, đèn xe còn có những chức năng riêng khi di chuyển vào ban ngày.

Buổi tối bật đèn chiếu xa xe máy có bị CSGT xử phạt?

Buổi tối bật đèn chiếu xa xe máy có bị CSGT xử phạt?

Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với hành vi vi phạm: Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều...

Ý nghĩa các đèn cảnh báo trên bảng điều khiển

Ý nghĩa các đèn cảnh báo trên bảng điều khiển

Một chiếc mới vẫn có thể xảy ra các sự cố thông qua các đèn cảnh báo. Dưới đây là ý nghĩa của các đèn cảnh báo cơ bản giúp các lái mới bình tĩnh hơn khi các đèn này sáng lên bất chợt.

10 nguyên nhân khiến đèn báo lỗi động cơ sáng ở ô tô, tài xế cần biết

10 nguyên nhân khiến đèn báo lỗi động cơ sáng ở ô tô, tài xế cần biết

Khi đèn báo lỗi động cơ (check-engine) sáng mà không tắt đi trên bảng táp-lô, đó là lúc bạn nên kiểm tra động cơ hoặc mang xe đến gara để sửa chữa.

Xe máy tự động tắt máy khi dừng đèn đỏ 'lên hương'

Xe máy tự động tắt máy khi dừng đèn đỏ 'lên hương'

Báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) cho biết trong quý 1-2018, các thành viên hiệp hội đã bán ra thị trường tổng cộng 803.204 xe máy.