Hơn một triệu bức ảnh tự chụp chân dung được thực hiện mỗi ngày, và 1/3 trong số chúng ta thừa nhận đã nhờ cậy đến công nghệ số để chỉnh sửa các bức ảnh "tự sướng" của mình trước khi đăng tải chúng lên mạng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Surrey (Anh) tuyên bố, rất nhiều trong số những bức ảnh này có thể được cải thiện chỉ đơn giản nhờ lưu ý một số chỉ dẫn của họ.


Tiến sĩ Andrew Pye và tiến sĩ Radu Sporea, hai chuyên gia nghệ thuật nhiếp ảnh và là cộng sự nghiên cứu đến từ Đại học Surrey, đã hé lộ các bí quyết trong bài phát biểu nhan đề "Một bức ảnh hoàn hảo - khoa học ẩn sau các hình chụp tốt" của họ tại Festival Khoa học Anh mới đây.

{keywords} 

Theo hai tiến sĩ Sporea và Pye, khi sử dụng máy ảnh kỹ thuật số, các ống kính có góc rộng cần phải được đặt cách xa chủ thể hơn và ở chế độ phóng to để có được cảnh chụp chân dung chính xác hơn. Điều này là vì, khi các ống kính góc rộng ở quá gần một đối tượng, khoảng cách từ ống kính sẽ xấp xỉ khoảng cách giữa các đặc điểm của đối tượng. Việc đó khiến hình ảnh bị bóp méo.

{keywords} 

Để khắc phục vấn đề, bạn có thể sử dụng một chiếc gậy chụp ảnh tự sướng để có thêm khoảng cách giữa ống kính với khuôn mặt mình.

Tuy nhiên, các chỉ dẫn trên thường chỉ hiệu quả với các ống kính góc rộng.

Đối với những người chụp ảnh tự sướng bằng điện thoại di động và smartphone, tiến sĩ Sporea khuyên họ nên đặt ống kính máy ảnh gần chủ thể hơn. Điều này là vì, ống kính và cảm biến của điện thoại nhỏ hơn nên có thể dùng để chụp các bức cận cảnh trong khi vẫn duy trì mức độ phân tách chính xác.

Tiến sĩ Sporea nói thêm rằng, đối với ảnh chân dung, các hình chụp tốt nhất cũng phải có độ sâu trường ảnh thấp nhất, đồng nghĩa với chủ thể ở tiêu điểm.

Ở một số smartphone, việc lấy nét có thể thay đổi bằng cách chạm vào màn hình cảm ứng. Dẫu vậy, đối với các máy ảnh kỹ thuật số, độ mở ống kinh có thể điều chỉnh được. Chọn khẩu độ lớn hơn sẽ tốt hơn cho các bức ảnh chân dung.

{keywords} 

Về ánh sáng, theo tiến sĩ Sporea và tiến sĩ Pye, các bức ảnh không được rọi sáng ở phía sau. Điều đó đồng nghĩa, ánh sáng phải ở trước, thay vì phía sau, chủ thể. Người chụp cũng cần lưu ý ít để sự phân tách giữa các vùng sáng và tối khi "tự sướng". Tiến sĩ Sporea khuyến nghị mọi người không nên tự chụp ảnh chân dung khi mặt trời đứng bóng vì lí do này.

Về độ phơi sáng, các smartphone thường có các chế độ thiết lập tự động, nhưng ở các máy ảnh kỹ thuật số, người chụp có thể tùy chỉnh độ nhạy sáng để cải thiện lượng ánh sáng tiếp cận màn trập. Tuy nhiên, bằng cách tùy chỉnh các thiết lập này, chẳng hạn như trong điều kiện chiếu sáng thấp, lượng ánh sáng va chạm với bộ phận cảm biến có thể bị tiếng ồn từ camera lấn át, khiến hình ảnh bị sạn.

Tuấn Anh (Theo Daily Mail)