- Không có mô hình chuẩn cho việc cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông. Vấn đề mấu chốt là xác định được điểm chung trong sự hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân.

Ông Annis Sheikh Mohamed, Giám đốc Phát triển của Axiata Group, Malaysia chia sẻ tại Hội thảo Cổ phần hóa doanh nghiệp viễn thông nhà nước: Kinh nghiệm thành công từ Malaysia và ASEAN diễn ra sáng nay, 29/7, tại Hà Nội.

{keywords}
Ông Phan Thảo Nguyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ TT&TT phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Lê Văn.

Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động mà Bộ TT&TT đang tiến hành nhằm tập hợp các kinh nghiệm về cổ phần hóa doanh nghiệp viễn thông nhà nước từ các đối tác có kinh nghiệm trong khu vực và trên thế giới.

Phát biểu tại hội thảo, ông Phan Thảo Nguyên, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ TT&TT cho biết, Việt Nam nằm trong top các quốc gia có tốc độ phát triển viễn thông nhanh nhất thế giới. Với tốc độ phát triển đó, việc tái cơ cấu thị trường viễn thông, tái cơ cấu doanh nghiệp viễn thông hướng tới thị trường phát triển vững chắc, hiệu quả và cạnh tranh đang là mục tiêu của Việt Nam.

Ông Nguyên cũng cho biết, sự phát triển thị trường viễn thông tại Việt Nam và Malaysia có nhiều điểm tương đồng. Bắt đầu từ độc quyền nhà nước, độc quyền doanh nghiệp và thị trường cạnh tranh và sau đó là cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông nhà nước.

Thị trường viễn thông Malaysia có quá trình phát triển giống với chúng ta hiện nay. Do đó, hộ thảo sẽ là nơi cung cấp những thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp trong vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp viễn thông”, ông Nguyên khẳng định.

Từ kinh nghiệm cổ phần hóa của Axiata tại Malaysia, ông Annis Sheikh Mohamed cho rằng, cổ phần hóa doanh nghiệp viễn thông về bản chất giống như một cách mạng để tạo sự đột phá cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như thị trường viễn thông. Tuy nhiên, ông Mohamed cũng khẳng định, không thể tìm được một mô hình hoàn hảo cho việc cổ phần hóa doanh nghiệp viễn thông.

Những điều chúng tôi làm đúng trong quá khứ có thể không còn phù hợp với thời điểm hiện tại nữa”, ông Mohamed nói. “Vấn đề là chúng ta xác định được điểm chung đó là sự hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân. Đó là điểm mấu chốt”.

Trong khi đó, bà Rema Devi Nair, cố vấn Tổng giám đốc của Axiata đưa ra 3 bài học kinh nghiệm quan trọng từ quá trình cổ phần hóa của Axiata.

Theo bà Nair, vấn đề đầu tiên cần xác định chính là quá trình cổ phần hóa không phải là quá trình tự than mà là quá trình nằm trong sự chuyển biến chung của toàn hệ thống.

Thứ hai, để cổ phần hóa thành công, cần có một thể chế riêng để hỗ trợ cho công ty và toàn bộ ngành viễn thông. Và cuối cùng, quá trình cổ phần hóa là quá trình sáng tạo và tự sáng tạo diễn ra liên tục”, bà Nair nói.

Trả lời câu hỏi của đại diện Tổng công ty Mobifone về việc nên hay không tìm kiếm đối tác chiến lược trước khi bán cổ phần ra thị trường, ông Mohamed khẳng định, trong quá trình cổ phần hóa, Axiata không có mục tiêu tìm kiếm đối tác chiến lược. Tuy nhiên, ông này cho rằng, cách doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể tìm kiếm đối tác chiến lược để tận dụng kinh nghiệm nếu như mục tiêu ban đầu đã xác định tìm đối tác chiến lược.

Trong khi đó, ông Scott W. Minehane, chuyên gia đến từ Tập đoàn Axiata chia sẻ rằng, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nên tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược trước khi tiến hành cổ phần hóa. Bởi lẽ, việc có nhà đầu tư chiến lược giúp các doanh nghiệp có được các tham chiếu về giá cổ phiếu khi cổ phần hóa.

Nhà đầu tư chiến lược là ai rất quan trọng vì tên tuổi nhà đầu tư chiến lược quyết định mứ giá tham chiếu của cổ phiếu”, ông Scott chia sẻ.

Tập đoàn Axiata là tập đoàn viễn thông hàng đầu khu vực hiện nay. Hiện Axiata đã đầu tư tại 8 quốc gia tại châu Á với 260 triệu khách hàng và 25 ngàn nhân viên. Axiata cũng có kinh nghiệm chia tách, tái cơ cấu rất thành công từ một công ty nhà nước là Telecom Malaysia. 

Lê Văn