Khi Triều Tiên tiến hành một vụ thử hạt nhân dưới lòng đất, một loạt cảm biến trên toàn cầu sẽ phát hiện ra vụ nổ gần như ngay lập tức. Nhưng câu hỏi ở đây là kích cỡ vụ nổ, số lượng bom được thử nghiệm hoặc liệu plutonium hay uranium đã được sử dụng lại gần như không có câu trả lời thuyết phục.

{keywords}

Quá trình phát triển đám mây phóng xạ "hình nấm chết chóc" trong một vụ thử hạt nhân trên mặt đất

Vậy hãy cùng tìm hiểu liệu điều gì sẽ xảy ra khi thực hiện một vụ thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất qua bài viết trên trang CNN được lược dịch dưới đây nhân việc Triều Tiên vừa xảy ra hoạt động địa chấn được cho là do thử nghiệm hạt nhân:

Thử nghiệm dưới lòng đất có nguy hiểm không?

Trong số hơn 2000 vụ nổ hạt nhân xảy ra từ năm 1945 đến nay, có khoảng 75% các vụ nổ được thực hiện (thử nghiệm) dưới lòng đất, theo Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) thì phần lớn các vụ thử nghiệm này là do các cường quốc hạt nhân như Mỹ, Xô Viết (giờ là Nga), Anh, Pháp và Trung Quốc thực hiện.

Các vụ thử (hạt nhân) dưới lòng đất an toàn hơn nhiều so với thử nghiệm trên mặt đất. "Với việc thử nghiệm dưới lòng đất, chúng ta có thể kiểm soát các bức xạ từ vụ nổ", Annika Thunborg, người phát ngôn của Ủy ban trù bị CTBTO cho biết.

Tuy nhiên, lượng bức xạ hạt nhân này có thể bị vô tình giải phóng vào bầu khí quyển. Vụ thử hạt nhân đầu tiên vào năm 2006 của Triều Tiên đã từng bị rò rỉ bức xạ lên mặt đất và đã bị phát hiện tại một trạm quan trắc của CTBTO ở Yellowknife, Canada, cách xa khu vực thử nghiệm hơn 7.242 km.

Luôn có nguy cơ về bức xạ rò rỉ, đó là lý do của việc ra đời hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân, ông Thunborg cho biết. "Dù Mỹ đã cố gắng kiểm soát lượng bức xạ bằng cách đưa các thử nghiệm xuống lòng đất, nhưng việc ngoài tầm kiểm soát không là hy hữu khi vẫn có tới khoảng 150 trường hợp (vụ thử) bị rò rỉ bức xạ vào bầu khí quyển", Thunborg tiết lộ.

{keywords}

Một vụ thử vũ khí hạt nhân trên biển diễn ra vào năm 1946.

Tuy nhiên, nếu chính quyền Bình Nhưỡng có kế hoạch cho nổ một thiết bị ở quy mô lớn hơn, thì nguy cơ rò rỉ càng cao. "Một trong những điều nguy hiểm nhất trong việc này là ở chỗ, phía Bình Nhưỡng đang cố gắng "show hàng" một thử nghiệm ở cấp độ cao hơn, điều đó có thể tạo ra các vết nứt lớn trong lòng đất và gây ra các rò rỉ phóng xạ", ông Hecker ghi trong phần Chính sách đối ngoại. "Các chương trình thử nghiệm của Mỹ được giám sát rất chặt chẽ nhưng vẫn phải trải nghiệm nhiều vấn đề phát sinh, dù họ đã thực hiện hàng trăm vụ thử hạt nhân. Ví dụ, các điều kiện địa chất phức tạp chưa từng được ghi nhận đột nhiên xuất hiện đã dẫn tới một đám bụi (phóng xạ) trong vụ thử hạt nhân Baneberry dưới lòng đất ở Khu vực Thử nghiệm Nevada(Mỹ) vào năm 1970. Lượng bụi này đã tạo ra một đám mây phóng xạ cao hơn 3 km".

Đối với các nhà quan sát từ bên ngoài, một đám bụi phóng xạ như vậy khi giải phóng sẽ chứa rất nhiều dữ liệu liên quan tới cuộc thử nghiệm, nhưng "việc tạo ra một đám mây phóng xạ lên bầu trời Đông Bắc Á sẽ tạo ra nhiều cơn bão chính trị từ các nước liên đới," Hecker viết.

Tại sao thử nghiệm dưới lòng đất lại gây ra tranh cãi?

Theo CTBTO, Triều Tiên là quốc gia duy nhất đã thực hiện các vụ nổ nguyên tử trên hành tinh này kể từ năm 1998, với việc chính quyền Bình Nhưỡng đã từng tiến hành vụ thử hạt nhân dưới lòng đất vào năm 2006 và 2009. Trước đó, Ấn Độ và Pakistan cũng đã từng có những vụ thử tương tự vào năm 1998.

Hiệp ước 1996, đã được ký bởi 183 quốc gia, ra đời nhằm cấm tất cả các vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân trên hành tinh này, dù ở trên không hay dưới lòng đất, để duy trì hòa bình và ổn định giữa các khu vực cũng như trực tiếp là sự tồn vong của nhân loại.

{keywords}

Đám bụi phóng xạ tỏa ra hình nấm từ một vụ thử hạt nhân trên mặt đất

Cũng theo CTBTO, trong khi các hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện vẫn chưa chính thức được thông qua (vẫn đang phải chờ Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Iran, Israel, Triều Tiên, Pakistan và Mỹ ký kết), thì hiện chỉ có Triều Tiên, Ấn Độ và Pakistan phá vỡ lệnh cấm thử hạt nhân đang chờ phê duyệt này.

Trước đó, việc thử (hạt nhân) trong không khí và dưới nước đã bị cấm theo một hiệp ước có tên là Partial Test Ban Treaty vào năm 1963 sau khi công chúng phẫn nộ về lượng bụi phóng xạ phát ra từ các cuộc thử nghiệm. Mỹ, Anh và Xô Viết thời bấy giờ đã ký kết hiệp ước này, nhưng các cường quốc hạt nhân còn lại như Pháp, Trung Quốc lại đứng ngoài cuộc. Pháp sau đó đã thực hiện cuộc thử hạt nhân trên mặt đất cuối cùng của họ vào năm 1974, trong khi Trung Quốc có vụ thử tương tự vào năm 1980.

Để phát triển công nghệ cho chương trình vũ khí hạt nhân, Triều Tiên cần phải tiến hành các thực nghiệm để hoàn thiện khả năng thu nhỏ vũ khí hạt nhân để "tích hợp" chúng vào các tên lửa đạn đạo, để phóng đi một cách gọn gàng tới các mục tiêu của họ mà không gặp nhiều rủi ro quân sự.

Cũng cần nói thêm rằng, việc thử nghiệm dưới lòng đất không chỉ "an toàn" hơn về mặt kỹ thuật mà còn "an toàn" ở góc độ bí mật quân sự, bởi tới hiện nay chưa có công nghệ do thám nào (kể cả của Mỹ) đủ mạnh để theo dõi kịp các vụ thử nghiệm hạt nhân trong lòng đất ngoại trừ sau khi nó xảy ra và được ghi nhận dưới dạng địa chấn/dư chấn phát ra từ vụ thử, nhất là những vụ thử sâu tới 10km dưới lòng đất như Triều Tiên từng thực hiện. Đó cũng là một trong những lý do khiến Mỹ và những nước ở đối lập với Triều Tiên phải "mất ăn mất ngủ" trong thời gian qua.

Làm thế nào biết được Triều Tiên thử hạt nhân dưới lòng đất?

Khi một thiết bị hạt nhân phát nổ, các thiết bị đo địa chấn trên toàn thế giới sẽ ghi nhận tần số địa chấn phát ra. "Vụ nổ nhân tạo có dấu hiệu khác xa với vụ động đất tạo ra từ sự kiến tạo địa chất trong tự nhiên", Thunborg cho biết.

{keywords} 

"Công nghệ địa chấn là chức năng cốt lõi của bất kỳ hệ thống giám sát nào, và chúng ta đang vận hành một hệ thống giám sát quốc tế được thiết kế riêng để đảm bảo không có vụ nổ hạt nhân nào xảy ra mà không bị phát hiện, phù hợp với những điều khoản trong hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân đang xây dựng".

Ông Thunborg chia sẻ, hiện CTBTO đang vận hành một hệ thống giám sát gồm 300 màn hình, với các thông tin như địa chấn, sonar hoặc các cảm biến phóng xạ - đặt ở 85 nước trên toàn thế giới. Thậm chí, ngay cả khi không có phóng xạ rò rỉ ra bầu khí quyển thì các vụ nổ dưới lòng đất (vốn sẽ gây ra rò rỉ các khí hiếm vào bầu không khí) cũng sẽ bị các cảm biến của CTBTO phát hiện. Tuy nhiên, quy mô vụ nổ, số lượng bom được thử nghiệm hoặc liệu plutonium hay uranium đã được sử dụng thì vẫn là dấu hỏi với người ngoài cuộc.

Theo Vnreview/BBC

XEM THÊM CÁC TIN CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT