- Chữ ký số và chữ ký số trên văn bản điện tử vẫn cần những quy định cụ thể, thống nhất và khả thi để có thể sử dụng rộng rãi trên cả nước.

Đó là vấn đề chính được các diễn ra nêu ra tại Hội thảo về quản lý và sử dụng chữ ký số trên văn bản điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức sáng nay, 30/12.

{keywords}
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng phát biểu tại hội thảo. Ảnh:L.V.

Chữ ký số và chữ ký số trên văn bản điện tử đã được ứng dụng rộng rãi trong các giao dịch điện tử của nhiều cơ quan quản lý nhà nước cũng như doanh nghiệp trong thời gian qua.

Theo một thống kê của Cục Chứng thực và Bảo mật thông tin, thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ thì hiện tại có tới 76% cơ quan trung ương đã ứng dụng chữ ký số. Tỉ lệ này ở địa phương thấp hơn một chút với 71%.

Hiện tại, trên thị trường cũng đã có tới 9 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng dành cho doanh nghiệp và tư nhân.

Tuy nhiên, việc sử dụng và quản lý chữ ký số cũng như chữ ký số trên văn bản điện tử đang gặp phải nhiều khó khăn khi việc áp dụng chủ yếu dừng lại đối với các văn bản thông thường. Nhiều doanh nghiệp, cơ quan nhà nước còn e dè, lúng túng trong việc ứng dụng chữ ký số.

Phân tích nguyên nhân, ông Nguyễn Hữu Hùng, Phó Cục trưởng Cục Chứng thực và Bảo mật thông tin cho rằng, việc thiếu quy định thống nhất về văn bản điện tử có chữ ký số chính là nguyên nhân khiến các cơ quan nhà nước còn lúng túng khi áp dụng chữ ký số và không thống nhất về các thức áp dụng chữ ký số trong quy trình xử lý văn bản điện tử.

Bên cạnh đó, những quy định về công tác văn thư, lưu trữ hiện tại còn gây khó khăn cho việc sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số dẫn đến việc nhiều cơ quan phải sử dụng cả hai loại văn bản, cả điện tử lẫn giấy gây lãng phí.

Hầu hết các cơ quan đều đề nghị cần có quy định phù hợp về công tác quản lý và lưu trữ văn bản điện tử có chữ ký số”, ông Hùng nói.

Đồng quan điểm trên, ông Đào Đình Khả, Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia, Bộ TT&TT khẳng định, việc ứng dụng chữ ký số gặp nhiều khó khăn như thời gian qua là do người dùng cảm thấy e dè vì chưa có quy định đảm bảo pháp lý cho người sử dụng.

Cần xây dựng quy định sử dụng chữ ký số trên văn bản điện tử từ thể thức, định dạng, quy trình cho tới kiểm tra, lưu trữ để tạo ra cơ sở pháp lý và sử dụng thống nhất trên toàn quốc, đảm bảo việc sử dụng chữ ký số trên văn bản hành chính điện tử khả thi trên thực tế”, ông Khả khẳng định.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cũng khẳng định cần sớm có quy định để có thể triển khai phổ biến, rộng rãi văn bản điện tử có xác thực chữ ký số trong thời gian tới.

Đây chính là nhiệm vụ tăng cường ứng dụng CNTT, tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong các cơ quan nhà nước theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ”, Thứ trưởng Hồng nói.

Ra mắt Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia

Trong khuôn khổ hội thảo, Bộ TT&TT đã tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, trực thuộc Bộ TT&TT.

Ngày 09/09/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1592/QĐ-TTg về việc thành lập Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia.

Ngày 31/10/2014, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông ban hành Quyết định số 161/QĐ-BTTTT quy định chứng năng nhiệm vụ của Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia.

Trung tâm được thành lập dựa trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Chứng thực chữ ký số quốc gia, có chức năng khai thác hạ tầng an toàn thông tin phục vụ hoạt động giao dịch điện tử, bao gồm dịch vụ chứng thực chữ ký số và xác thực điện tử.

L.V