Bảo mật lượng tử là công nghệ tiên phong

Trong bất kì thời đại nào, thông tin cũng cần được mã hoá để đảm bảo tính bí mật. Mã hoá đơn giản là việc chuyển đổi thông tin dễ hiểu thành một dạng thức khó hiểu hơn. Lịch sử nhân loại cho thấy, con người đã kết hợp đủ mọi hình thái biểu đạt ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, âm nhạc, hình ảnh, toán học, vật lý học... để làm quá trình mã hoá ngày càng trở nên phức tạp và khó đoán biết.

Phương pháp mã hoá truyền thống xây dựng trên các quy trình toán học phức tạp nhằm tạo nên các dòng mã bảo mật ngẫu nhiên khó đoán biết. Tuy nhiên, việc bảo mật "mềm" như vậy về lý thuyết là hoàn toàn có thể bị phá vỡ bởi các hacker với một chiếc máy tính thông thường.

{keywords}
Vsmart Aris 5G là một trong những smartphone đầu tiên trang bị chip bảo mật lượng tử Quantis QRNG. 

Giới công nghệ thế giới mới đây đã được chứng kiến việc 3 mẫu điện thoại 5G trong đó có Vsmart Aris 5G tích hợp thành công chip lượng tử Quantis QRNG (Quantum Random Number Generator) của ID Quantique (IDQ). Phương pháp bảo mật phần cứng dựa trên các quy tắc vật lý lượng tử này sẽ tạo các dòng mã bảo mật là những chuỗi số lượng tử thực sự ngẫu nhiên, không thể đoán định và không thể phá vỡ. Các mẫu điện thoại thông minh được tích hợp chip lượng tử sẽ được đảm bảo an toàn dữ liệu tuyệt đối ngay cả khi điện thoại lọt vào tay hacker.

"Sự phát triển công nghệ lượng tử định hình thế giới tương lai"

Ba mẫu điện thoại 5G sử dụng chip lượng tử Quantis QRNG của ID Quantique đều thuộc về các Tập đoàn Công nghệ Châu Á là Vingroup, SK Telecom và Samsung.

Năm 2018, SK Telecom đã đầu tư 65 triệu USD vào công ty con ID Quantique để đưa công ty này thành đơn vị hàng đầu thế giới về công nghệ lượng tử. SK Telecom cũng đồng thời hợp tác với Samsung để sử dụng chip lượng tử của ID Quantique cho mẫu điện thoại mới nhất của họ. Mới đây, Vsmart Aris 5G được giới thiệu vào đầu tháng 7/2020 cũng tích hợp chip lượng tử mới nhất của ID Quantique.

{keywords}

Các công ty Châu Á đang đi tiên phong trong việc sử dụng công nghệ bảo mật lượng tử. 

Bình luận về sự kiện các công ty châu Á tiên phong trong việc sử dụng bảo mật lượng tử, tờ Forbes cho rằng việc phát triển bảo mật lượng tử sử dụng chip Quantis QRNG cũng tương tự như việc Apple phát triển chip bảo mật T2 hay Google phát triển trên dòng Pixel 3 tích hợp chip bảo mật phần cứng Titan M.

Cuối năm 2018, Google từng "tha thiết" mời gọi giới hacker toàn cầu "khoan thủng" chip bảo mật Titan M để nhận khoản tiền lên tới 1,5 triệu USD...

Forbes cũng ghi nhận, việc sử dụng Quantis QRNG đã đưa các thương hiệu Châu Á lên một tầm cao mới về công nghệ bảo mật phần cứng và đó là một bước tiến thực sự đáng hoan nghênh.

Các thành tựu về công nghệ lượng tử của các tập đoàn hàng đầu thế giới cho thấy công nghệ lượng tử không còn là khoa học viễn tưởng, nó đang hiện hữu và phát triển mạnh trong vòng 5 năm tới. Nhận định về tương lai của thế giới lượng tử, nhà bình luận Arthur Herman - người nằm trong danh sách đề cử cuối cùng Pulitzer Prize viết trên tờ Forbes “Công nghệ lượng tử định hình tương lai của thế giới và phải trở thành ưu tiên quốc gia"

Những tín hiệu ban đầu thông qua sự kiện ra mắt smartphone Vsmart Aris 5G sử dụng chip lượng tử Quatis QRND cho thấy Việt Nam đang chủ động tham gia vào “cuộc chơi” lượng tử toàn cầu.

(Tổng hợp)