- Những gốc đào rừng được mua từ các tỉnh Lạng Sơn, Mộc Châu được đem về Thủ đô hạ thổ “phối” với đào nhà cho ra những cây bích đào chơi Tết.

Gặp anh Thế Anh – người có 3 đời trồng đào Nhật Tân vào một chiều cuối năm Nhâm Thìn trên vườn đào có diện tích hơn 1ha ngoài bãi sông Hồng. Anh Thế Anh hồ hời khoe vừa hạ thổ được mấy chục gốc đào rừng xuống vườn chuẩn bị “phối” với đào Nhật Tân.

Những gốc đào rừng có giá từ 1 đến 3 triệu được anh Thế Anh tuyển chọn từ các tỉnh Lạng Sơn, Mộc Châu, Sơn La đem về Hà Nội. Sau khi “tuyển” được những gốc đào rừng đẹp theo ý đồ riêng, người trồng đào bắt đầu chọn những mắt đào bích để ghép.

Việc ghép mắt đào bích (hay còn gọi là đào nhà) với gốc đào rừng chỉ được tiến hành trước Tết nguyên đán, vì lúc này thời tiết thuận lợi cho việc ghép mắt. Sau khi ghép mắt xong, người trồng đào bắt đầu trăm sóc một năm trời để Tết năm mới có đào cho mọi người chơi Tết. Mỗi gốc đào rừng sau khi được “phối” với đào nhà có tỉ lệ thành công khoảng 50%, và những gốc đào này đến tay người chơi có giá gần chục triệu đồng.


Anh Thế Anh cùng 2 người phụ việc trong quá trình "phối" đào rừng với đào nhà


Mỗi gốc đào rừng có thể ghép hàng trăm mắt đào nhà


Những mắt đào nhà được "tuyển chọn" khá kỹ trước khi cấy ghép






Những mắt đào nhà được "phối" trên gốc đào rừng




Sau khi "phối" xong, mỗi mắt đào được buộc chặt vào gốc đào rừng


Và được bọc nilon ủ ấm, tránh nước làm thối mắt đào





Mỗi ngày một lần, những gốc đào ghép được tưới nước giữ ẩm


Những gốc đào ghép mắt từ năm ngoái được ủ ấm để nở hoa


Mỗi gốc đào ghép như thế này đến tay người chơi đào có giá cả chục triệu đồng sau một năm người trồng đào ghép mắt và chăm sóc

Những bông hoa đào khoe sắc sớm

Phạm Hải