Bị la mắng thường xuyên sẽ bào mòn lòng tự trọng của đứa trẻ. Nó cũng khiến đứa trẻ trở nên sợ hãi, lo lắng và nhạy cảm với những cơn cáu giận của cha mẹ.

Một cách giúp kiềm chế xu hướng la hét của bạn là nghĩ về những hậu quả của việc này lên sự phát triển tinh thần của đứa trẻ. Khi không khí gia đình ngột ngạt và đầy xung đột, đứa trẻ sẽ không cảm thấy an toàn ở đó. Đó cũng có thể là khởi điểm làm giảm sút niềm vui của con bạn về cuộc sống.

{keywords}
Ảnh minh họa: Internet

Bị la mắng thường xuyên sẽ bào mòn lòng tự trọng của đứa trẻ. Nó cũng khiến đứa trẻ trở nên sợ hãi, lo lắng và nhạy cảm với những cơn cáu giận của cha mẹ. Nhà giáo dục Rona Renner khuyên nếu bạn la hét thường xuyên thì bạn nên có một số chiến lược kiểm soát cơn giận của mình

Trước tiên, bạn phải hiểu vì sao và khi nào bạn la hét. Những điều gì làm kích hoạt cơn giận của bạn? Đó có phải là thời điểm nhất định khi bạn trở nên mệt mỏi và ít có khả năng giữ kiên nhẫn với con bạn? Cũng có thể là những nguyên nhân bên ngoài khác ví dụ như stress công sở; ức chế với bạn đời hoặc một vấn đề nào đó khiến bạn phiền lòng. Hãy nghĩ về tất cả những yếu tố khiến bạn bùng nổ và bạn có ngăn chặn điều đó như thế nào. Có thể đơn giản là một chút nghỉ ngơi nhỏ để đọc một cuốn sách hoặc dùng một tách trà trước khi con bạn đi học về. Hoặc có thể thực hiện liệu pháp "hít sâu, thở ra" để cân bằng cảm xúc.

Ngoài ra, hãy suy nghĩ kỹ về những căng thẳng bên ngoài khiến bạn vô tình trút giận lên con mình. Đó là sai lầm tệ hãi cần phải tránh.

Khi bạn tìm ra những điều kích hoạt sự la hét với con cái, bạn có thể có một cách tiếp cận chủ động và ngăn chặn tình hình căng thẳng trước khi vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

C.T (Theo Childcare)