Ở thôn Hải Nham, xã Ninh Hải (Hoa Lư, Ninh Bình) có một cây đa biết di chuyển rất kỳ lạ. Mỗi bước đi thân chính sẽ chết và nhường chỗ cho rễ phụ phát triển. Theo các nhà khoa học, cứ 300 năm, nó lại đi … một bước.

Theo một số nhà khoa học, sinh học nhận định dựa trên mỗi bước di chuyển thì, cây đa này có độ tuổi 100 năm. Cây thuộc họ nhà xanh, xi và có “biệt tài” di chuyển bằng các rễ phụ của cây. Khi rễ phụ thả xuống. chúng ăn sâu và bám chặt vào lòng đất. Trong khoảng thời gian đó thân chính của cây bị mục nát và mất đi thì rễ phụ sẽ lớn dần lên và trở thành thân chính để nuôi cây. Cứ như thế nó di chuyển được nên người dân địa phương nơi đây mới gọi bằng cái tên rất lạ: “Cây đa di chuyển”.

{keywords}
Toàn cảnh cây đa biết "di chuyển" ở Ninh Bình

Tương truyền, trước đây, vị trí cây đa nằm chính là bên cạnh ngôi đền cổ. Khi ngôi đền cổ mất, chúng mới di chuyển và hướng ra mặt hồ, nơi có nguồn nước dồi dào, cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi cây. Tuy nhiên điều kỳ lạ là , sau ba bước đầu di chuyển đến mặt hồ thì đến bước thứ 4, cây đa lại quay ngược về nơi ngôi miếu thờ. Điều này là trái hoàn toàn với quy luật tự nhiên và vô tình tăng thêm tính linh thiêng cho khu vực cây đa đang sinh sống.

Theo ông Phạm Công Chất, Chủ tịch HĐQT Công ty Doanh Sinh, đơn vị trực tiếp đang quản lý  khu vực này chia sẻ: Để tính tuổi của cây đa, các nhà khoa học đã tính toán theo số bước di chuyển của chúng. Nếu đứng ở phía sau cây đa nhìn ngược lại thì sẽ thấy thân chính của bước thứ 3 đã mục nát dần để hình thành thân mới từ rễ của bước thứ 4. Thân chính của cây luôn luôn được thay thế , vì vậy cây đa lúc nào cũng xanh tốt và nhìn có hình hai không giống như cây cổ thụ.

Cũng theo ông Chất thì, “Có rất nhiều nhà khoa học đã về đây nghiên cứu, tìm đáp án. Tuy nhiên, tất cả vẫn đang là một ẩn số chưa thể giải đáp được”.

Cạnh cây đa linh thiêng là một ngôi đền mới được xây dựng trên nền móng của một ngôi đền cổ. Dấu tích của ngôi đền cổ hiện nay đang được thờ dưới miếu nhỏ. Ngôi đền có tên Gối Đại.

“Sở dĩ ngôi đền có tên Gối Đại bởi vì, gối đại nghĩa là nối tiếp thời đại này đến thời đại khác để con cháu sau này tưởng nhớ, biết ơn công lao của những anh hùng, những bậc tiền nhân đi trước”, ông Chất nói.

{keywords}
Ngôi miếu nhỏ được lập nên ngay trên chính ngôi đền cổ ngày xưa

Ngay phía trên đỉnh đền là hình ảnh đôi Long đang chầu Nguyệt phản chiếu giá trị nhân văn, trí tuệ, ước vọng của con người cũng như nền văn minh cổ xưa.

Ngay bên dưới ngôi đền là một miếu nhỏ, người dân đặt tên là linh thần miếu. Nhìn vào ngôi miếu này người ta sẽ thấy có 5 phiến đá cổ được ghép thành một ban thờ, bên trong có hai bát hương, một bát hương hình tròn, một bát hương hình vuông bằng đá cổ. Hai bát hương đó là sự thể hiện (thiên, địa) cho trời tròn, đất vuông. Trên các bát hương cổ được chạm khắc bằng những nét hoa văn vô cùng tinh xảo để thờ Quý Minh Đại Vương (vị thần cai quản phía Nam của Hoa Lư trấn) và thần Cao Sơn. Song, cũng có nhiều người lại khẳng định là thờ Việt Thắng Đại Vương...Cho đến nay, điều này vẫn chưa được giải đáp.

Như vậy, sự dịch chuyển của cây đa đi ngược với quy luật tự nhiên lên bên trên ngôi miếu thờ cổ là một sự ngẫu nhiên hay mang một ý nghĩa tâm linh nào đó, là bình thường hay dị thường thì cho đến nay vẫn đang là một ẩn số và cần sự vào cuộc của các chuyên gia, nhà khoa học giải mã. Tuy nhiên, hiện tại, khu vực nơi cây đa đang sinh sống, người ta đã cho xây dựng thành một khu du lịch nổi tiếng mang tên “Vườn chim Thung Nham” bao gồm khu vui chơi, giải trí, miệt vườn để hàng năm du khách mọi nơi có thể tới đây tham quan, thưởng ngoạn và tiếp cận thực tế.

Hạnh Thuý