Ở miền Tây có rất nhiều rau cỏ hoang dại trở thành "đặc sản" xứ nước mặn đồng chua được nông dân mang đãi khách quý.

{keywords}

Ở miền Tây, khi khách quý đến chơi nhà, nông dân chẳng biết đãi khách thứ gì ngoài "đặc sản" cây nhà lá vườn, như khổ qua rừng mọc trong vườn tràm, mắm chưng chấm với chuối xanh và rau choại luộc.


{keywords}

Đĩa rau sống ăn mắm chưng rất giản dị chất Nam bộ, gồm dưa leo, cà, rau thơm, diếp cá trồng trong vườn nhà với rau nhút hái vào từ đồng.


{keywords}

Nhiều loại mắm cá đồng như nắm cá rô, cá lóc, cá trê vàng... mang chưng cách thủy với củ hành tím thơm nức mũi, chưa ăn khách đã thấy thèm.


{keywords}

Người miền Tây có "sản vật" khá đặc biệt hái từ những vườn tràm hoặc rừng U Minh là rau choại. Dây choại luôn leo theo những cây tràm. Đến mùa khô, choại héo lá khiến cây tràm trông như những ngọn đuốc, nếu gặp lửa rất dễ gây cháy rừng. Vào mùa mưa, choại mới mọc hơn gang tay, nông dân hái về xào hoặc luộc chấm cá kho, mắm chưng ăn rất ngon.


{keywords}

Khổ qua rừng chỉ to hơn ngón tay cái được ăn sống, chấm với mấm tôm, ăn vào không đắng mà có vị ngọt dần rất thú vị.


{keywords}

Nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long người dân chọn nuôi tôm theo kiểu "thả hoang" vào những cánh đồng năn mọc hoang dại. Khi có khách quý, tôm sú từ đồng được mang vào hấp nước dừa ăn rất ngọt, thơm.


{keywords}

Là cây cỏ hoang dại mọc ngoài đồng nước phèn chua, những năm gần đây, năn đã "lên ngôi" khi người thành thị rất thích ăn. Những phụ nữ miền Tây cứ mỗi sáng là trầm mình dưới nước nhổ lên những cọng năn non như thế này.


{keywords}

Năn được lột vỏ, ruột bên trong trắng ngần.


{keywords}

Cá nâu kho trái giác được nông dân miền Tây xếp vào danh sách các loại sản vật đồng bưng. Năn sống chấm với nồi cá kho như thế này đảm bảo hết cơm ngày nắng lẫn ngày mưa.


{keywords}

Trái giác mọc hoang, có vị chua thanh được gọi là "nho rừng".

{keywords}

Trái giác kho cá, nấu canh chua ăn rất ngon, nhưng cần lưu ý không nên bóp lấy nước thoa vào người, gây ngứa khủng khiếp.

{keywords}

Cá nâu kho trái giác cũng được dùng chung với món chấm có vị chát là lõi bắp chuối.

{keywords}

Lõi bắp chuối còn dùng để nấu canh chua. Trong nồi canh chua cá chốt nấu cơm mẻ này, nông dân miền Tây cho lõi bắp chuối vào nấu ăn rất ngon.

{keywords}

Một trong những loại rau dại được nhúng vào nồi canh chua không thể thiếu ở miền Tây là bông súng (góc trái). Bông súng cũng được trộn giấm đường chấm với cá kho.

{keywords}

Canh chua cá chốt không chỉ làm ấm lòng người nông dân mà còn là đặc sản trong các nhà hàng miền Tây và TP.HCM.

{keywords}

Nhờ người dân thành thị thích các món ăn từ động ruộng không sử dụng hóa chất khiến rau hoang, cây dại và các loại cá đồng ở miền Tây tăng giá, giúp nông dân có cuộc sống ổn định hơn nếu chí thú làm ăn. Với cá chốt, người nông dân này chỉ cần thả lưới xuống sông hoặc vuông tôm, 5 phút sau kéo lên cá chốt dính chùm thế này. 

(Theo Zing)