Do đặc điểm tuổi tác nên người cao tuổi thường chán ăn, bỏ bữa. Để giữ sức khỏe, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, người cao tuổi cũng có thể bù chất bằng sữa và các chế phẩm từ sữa.

Đây là thông tin được BS Chuyên khoa I Nguyễn Thị Ánh Vân - Phó Phòng Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM đưa ra trong hội thảo “Phổ biến Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi” do Vinamilk phối hợp tổ chức tại Bình Thuận tháng 9/2014. 

{keywords}
Ông Nguyễn Ngọc Thành - Giám đốc kinh doanh miền trung II - Vinamilk chia sẻ với người tiêu dùng Bình Thuận những thông tin về công ty

{keywords}
Bà Nguyễn Thị Mỹ Hòa - Trưởng ban nhãn hiệu ngành hàng sữa bột (Vinamilk) chia sẻ những thông tin hữu ích của các sản phẩm dinh dưỡng dành cho người cao tuổi


BS Vân cho biết:  Đặc điểm của người cao tuổi là giảm hệ thống bảo vệ (chống gốc tự do), tổn thương màng tế bào, giảm hoạt động các men và nội tiết tố. Về vấn đề răng miệng có cơ nhai teo, cơ xương hàm teo, tuyến nước bọt teo, hoạt tính hóa học giảm dẫn đến ngại ăn. Hoạt động tuần hoàn: giảm tuần hoàn, giảm cô đặc mật, giảm co thắt túi mật, dẫn đến tiêu hóa không tốt. Dạ dày người cao tuổi co bóp kém, giảm trương lực, dịch dạ dày giảm, nhu động ruột giảm dẫn đến táo bón, đầy hơi, gây chán ăn… Hệ thần kinh mau quên, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ, không nhạy cảm:  đói - no - khát.

{keywords}
Ông Nguyễn Trường Song Pha - Trưởng ban nhãn hiệu trao đổi với người tiêu dùng về sản phẩm sữa tiệt trùng Flex không Lactoza

Chính vì vậy, để giữ được sự minh mẫn và sáng tạo người cao tuổi cần quan tâm nhất đến vấn đề dinh dưỡng hợp lý.
 
Người cao tuổi cần ăn đủ nhu cầu cơ thể, chọn lựa thực phẩm có lợi, có cách chế biến phù hợp, đảm bảo khẩu vị và quan tâm đến thực phẩm bổ sung. Người cao tuổi cần tránh ăn no, tránh bỏ bữa, chia nhiều bữa, thêm các bữa xế, nên ăn cùng gia đình, cùng tham gia làm bếp.
 
{keywords}
BS Chuyên khoa I Nguyễn Thị Ánh Vân - Phó Phòng Trung tâm Dinh dưỡng TP.Hồ Chí Minh chia sẻ thông tin “Dinh dưỡng hợp lý cho người cao tuổi”

Sữa là một sản phẩm có lợi cho sức khỏe người cao tuổi do giúp người cao tuổi nhanh bù năng lượng, tăng dưỡng chất, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Có thể dùng thêm các chế phẩm từ sữa cũng rất tốt cho sức khỏe như: yaourt, sữa chua, phômat…Sữa còn giúp người cao tuổi bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: Chất đạm; Vitamin (D, B..); Khoáng: sắt, Magne,…; Canxi giúp phòng thiếu xương, loãng xương. Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Ánh Vân, ngoài vấn đề ăn uống, người cao tuổi cần quan tâm đến tập luyện thể thao, giữ tinh thần thoải mái...
 
{keywords}
Vinamilk tổ chức đo loãng xương cho người cao tuổi Bình Thuận, giúp người cao tuổi phát hiện và phòng ngừa loãng xương

Cũng tại hội thảo, Vinamilk đã tổ chức đo loãng xương và giới thiệu đến người cao tuổi các thông tin về công ty và các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt cho người cao tuổi như Vinamilk Sure Prevent giúp ăn ngủ tốt, tốt cho tim mạch và tốt cho xương; Vinamilk CanxiPro - sản phẩm bổ sung Canxi giúp xương chắc khoẻ; Vinamilk Diecerna - sản phẩm dành cho người bệnh tiểu đường và những người có nguy cơ mắc bệnh cao.
 
Đặc biệt, Sản phẩm mới Sữa Tiệt Trùng Flex Không Lactoza, bổ sung thêm Canxi & Vitamin D giúp người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm thưởng thức hương vị thơm ngon của sữa và hấp thu các dưỡng chất từ sữa mà không ngại hiện tượng không sôi bụng, khó tiêu do cơ thể không dung nạp lactose.  
 
9 dưỡng chất hay thiếu hụt ở người cao tuổi
1. Vitamin B12: Có trong cá, thịt, gia cầm, trứng, sữa, chế phẩm sữa, thuốc
2. Folate/Folic Acid: Có trong ngũ cốc, sữa được bổ sung, rau, trái cây
3. Calcium: Cần khoảng 3 ly sữa hoặc chế phẩm sữa ít béo / ngày
4. Vitamin D:      Có trong thức ăn được bổ sung vit D (ngũ cốc, sữa, yogurts, nước trái cây..), tiếp xúc ánh nắng
5. Potassium: Nhu cầu: 4 700 mg/ ngày. Có trong trái cây và rau
6. Magnesium: Có trong thức ăn còn nguyên: rau, hạt; Dễ mất đi khi chế biến; Dễ mất nếu uống thuốc lợi tiểu
7. Chất xơ: Chưa đạt ½ nhu cầu; Có trong ngũ cốc nguyên hạt, rau, đậu, trái cây, hạt …
8. Omega-3: Có nhiều trong cá béo. Thiếu gây nguy cơ mắc bệnh Alzheimer’s
9. Nước: 3 - 5 ly nước lớn/ ngày. Theo dõi bằng màu sắc nước tiểu

Tuyết Nhung