- Theo tiết lộ của người bán hoa quả Long Biên thì hoa quả có thể để nhiều tháng không hỏng, một số loại của Trung Quốc đựng trong những hộp bìa các tông nhưng được gắn mác hàng nhập “xịn" như Mỹ, New Zealand, Chile…được bán trong cửa hàng hoa quả sạch với giá cắt cổ.

Đồ Tàu đội lốt Mỹ, Nhật…

Chợ đầu mối Long Biên, nơi hàng ngày vẫn có hàng trăm, hàng nghìn tiểu thương nườm nượp đổ về để mua hoa quả phân phối cho cả thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh thành phía Bắc. Chình vì vậy, lượng hoa quả ở đây vô cùng đa dạng và phong phú từ chủng loại đến kích cỡ. Thế nhưng, theo tiết lộ của một chị chủ của hàng ở nơi đây thì có tới gần 90% hoa quả nhập về chợ là của Trung Quốc. Vậy một số lượng lớn hoa quả khủng như vậy sẽ ra thị trường bằng những con đường nào? Và hoa quả ở một số của hàng gắn mắc là hàng nhập “xịn” liệu có đúng với tên vẫn thường gọi của chúng hay không?

{keywords}

Nhiều loại hoa quả bắt mắt đựng trong thùng catton có chữ của Trung Quốc

Theo tìm hiểu của PV, khi các đầu nậu đổ hoa quả về chợ đầu mối Long Biên, chúng sẽ được đựng trong những hộp các tông có chữ Trung Quốc và được dán kín mít. Các chủ cửa hàng hoa quả muốn bán chúng với giá ngoại nhập thì thường phải mua thêm tem để dán lên loại hoa quả cần bán. Tất cả những tem này đều có tên loại hoa quả, nơi xuất xứ tuy nhiên nơi sản xuất và thời hạn sử dụng thì không hề có.

Theo chị H, chủ một của hàng bán hoa quả ở chợ đầu mối Long Biên chia sẻ thì “ Làm gì có Táo Mỹ, táo New Zealand hay xoài Thái Lan ở đây, cứ giới thiệu thế cho sang chứ toàn là đồ Tàu được hô biến cả. Cửa hàng tôi thì bán loại bình thường chứ những chủ hàng hoa quả lớn thì đều có mối riêng, chọn và xử lý trước nên quả nào quả nấy to đẹp, sáng màu nên người mua nhìn giống hàng nhập khẩu để hàng tháng trời không hỏng”.

Hỏi về việc họ không sợ cục quản lý thị trường kiểm tra chiêu gian lận của mình, chị H nhanh nhảu: “Ôi sợ gì, họ kiểm tra thì kiểm tra mấy siêu thị lớn chứ những của hàng bình dân, hàng nhỏ lẻ thì hi hữu lắm”.

Cần trên tay túi hoa quả vừa mua từ một của hàng hoa quả có mác hàng sạch “ngoại nhập”, chị Trần Thị Minh Thanh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: “Gia đình tôi lúc nào cũng chỉ ăn hoa quả mua ở những cửa hàng sạch, cửa hàng nhập khẩu vì theo tôi cứ nhập khẩu thì là hàng xịn rồi”.

Thế nhưng khi được hỏi về việc có thường xuyên để ý đến tem, nhãn mác hay giấy tờ nhập khẩu hải quan thì chị Thanh cười trừ: “Mình chỉ biết mua hàng vì người ta quảng cáo thế nên yên tâm chứ chẳng mấy khi quan tâm có thuốc bảo quản hay giấy tờ này nọ”.

Rất khó để quản lý

Theo khẳng định của một chủ cửa hàng bán hoa quả sạch ở đường Nguyễn Trãi, (Thanh Xuân, Hà Nội) thì táo, lê, cam ở cửa hàng này chỉ được lấy từ công ty nhập khẩu, có dán tem, mác đầy đủ.

Thế nhưng theo quan sát của PV thì trên kệ để hoa quả của cửa hàng này hình dạng cũng như màu sắc của các loại trái cây không đồng đều nhau, có trái tròn, dẹt, màu sắc đậm nhạt khác nhau. Khi được hỏi về sự lạ lùng này thì chủ của hàng ậm ừ: “Do sắp xếp lẫn lộn các loại”.

{keywords}

Hoa quả đảm bảo chất lượng và là hàng ngoại nhập thường có tem ghi xuất xứ, mã số… gắn trên mỗi quả.

Rời khỏi cửa hàng ở đường Nguyễn Trãi sang một cửa hàng hoa quả sạch, nhập khẩu uy tín trên đường Cầu Giấy, thì chủ của hàng này cho biết: “Hiện nay nhiều cửa hàng hoa quả đang bán đồ Tàu nhưng vẫn hô là hàng Mỹ, Chile, Thái Lan, Nhật. Sở dĩ như vậy vì họ sợ tâm lý tẩy chay hàng Trung Quốc nên đã tìm cách “lách” bằng cách dán tem, nhãn của châu Âu, Mỹ, Chile… nhằm tạo sự an tâm cho người tiêu dùng”.

Để không mua phải hàng Tàu chủ của hàng này chia sẻ: “Khi mua hàng, với táo Mỹ thì màu hơi sẫm, đen, quả tròn trông rất đều nhau, ăn rất giòn vị rất ngọt. Táo Tàu thì không được như thế, qua tẩm ủ, chúng không còn nhiều độ giòn nữa, vị cũng nhạt nhoà hơn. Với lê thì lê Australia thường có màu đỏ vàng, trái dài, lê Hàn Quốc quả tròn, vỏ màu vàng nhạt, thịt trắng, giòn, ngọt và nhiều nước còn lê Trung Quốc thường có hình dạng tròn và màu trắng vàng nhạt, quả không đều. Còn riêng nho thì Trung Quốc chỉ có nho đỏ là hay bị gắn tem Mỹ, còn nho đen thì Trung Quốc không trồng được”.

Có một thực tế đang diễn ra là hiện nay bên cạnh những của hàng to, đẹp đề biển bán hàng sạch, hàng ngoại nhập thì một số hàng hoa quả vỉa hè, xe bán rong cũng có hàng ngoại nhập “xịn” dán tem. Thắc mắc về việc này, chị H tiết lộ thêm, “Hoa quả trong của hàng to hay bán rong thường cũng chỉ nhập một nơi là các chợ đầu mối. Chỉ có điều người nào may thì chọn được thùng đẹp, quan trọng là có cửa hàng to thì bán giá cao cắt cổ. Người nào vốn ít, không có cửa hàng thì bán vỉa hè, bán rong... thì giá thấp hơn. Trong cửa hàng họ cứ gọi là táo Mỹ, táo Úc hay New Zealand gì gì đó chứ thật ra mấy loại này đều nhập từ chợ Long Biên cả”.

Hạnh Thuý