Sự xuất hiện của nhiều nhà nghỉ hoạt động nhộn nhịp khắp nơi trong thành phố chứng tỏ cư dân thành phố này vẫn luôn dành thời gian cho việc yêu đương… nếu như không phải thực sự là để nghỉ, vì rất có thể họ cũng đang khá bận rộn khi cùng nhau trong một căn phòng nhà nghỉ nào đó…

{keywords}

Qua con mắt của Chuyên gia kinh tế trưởng (Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam), chuyện yêu đương của người Hà Nội nghe thật thú vị và nên thơ và đặc biệt không thể lẫn vào đâu…

Trong 8 năm kể từ 2002, Martin Rama, chuyên gia kinh tế trưởng (Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam) đã dạo chơi khắp các ngõ ngách của Hà Nội, quan sát, chi chép và tìm hiểu về thành phố mà ông yêu quý gọi là “nàng”.

Trong những lần dạo phố đó, Martin Rama có lẽ đã đặc biêt ấn tượng về cách mà người Hà Nội “yêu” nhau. Và bạn sẽ phải cực kỳ ngạc nhiên trước những quan sát hết sức tinh tế và cảm nhận người viết gần như là “người trong cuộc” khi đọc những mô tả của ông về thế giới yêu đương của người Hà Nội.

“Người Hà Nội lúc nào cũng tất bật trên chiếc xe gắn máy chạy vè vè ngoài đường, đến mức ta sẽ tự hỏi không biết họ có còn chút thời gian nào dành cho việc nghỉ ngơi và yêu đương?” - Martin Rama viết trong chương “Nghỉ ngơi và yêu đương” của cuốn “Hà Nội, một chốn rong chơi” - cuốn sách mà ông gọi là “sản phẩm của tình yêu”, bởi Martin Rama đã “Yêu Hà Nội ngay từ lần đầu gặp gỡ”.

Xin trân trọng giới thiệu tới độc giả một trích đoạn trong chương "Nghỉ ngơi và yêu đương" trong cuốn sách “Hà Nội, một chốn rong chơi” của Martin Rama.

“Sau bao gian khổ và mất mát của những cuộc chiến tranh kéo dài hàng thập kỷ, có lẽ cũng dễ hiểu nếu người ta đã quên mất cả những vui thú cá nhân. Hơn nữa những cơ hội kiếm tiền do kinh tế phát triển mang lại dường như đã ngốn hết sức lực của những người đang rất háo hức học cách làm giàu.

Nhưng vẻ ngoài thường dễ làm người ta ngộ nhận. Từng nhóm những ông bà tuổi trung niên vui vẻ chơi cầu lông trên vỉa hè hoặc trong công viên vào những sáng sớm, khi mà phố xá vẫn còn rất thanh bình vắng vẻ, khiến người ta cảm thấy chiến tranh dường như đã là một ký ức xa xôi. 

Sự xuất hiện của nhiều nhà nghỉ hoạt động nhộn nhịp khắp nơi trong thành phố chứng tỏ cư dân thành phố này vẫn luôn dành thời gian cho việc yêu đương… nếu như không phải thực sự là để nghỉ, vì rất có thể họ cũng đang khá bận rộn khi cùng nhau trong một căn phòng nhà nghỉ nào đó.

Lòng vòng dạo phố bằng xe gắn máy thực sự là một phần không thể thiếu trong đời sống yêu đương ở Việt Nam, gần giống như việc hẹn hò trong xe hơi đối với bao thế hệ người Mỹ. 

Hiển nhiên, sự riêng tư trên yên xe máy thì không thể đem so sánh với chiếc ghế sau của xe hơi được. Nhưng đối với người Hà Nội thì người ta vẫn có thể làm tất cả những gì cần làm trên chiếc xe máy kia, kể cả một giấc ngủ. Xe cộ dày đặc phố phường khiến những đôi tình nhân trẻ có thể tranh thủ âu yếm trên yên xe mà vẫn không sợ bị nhận diện.

Tất nhiên, trên những cuốc xe lãng mạn đó, nếu như nàng cầm lái thì sẽ hợp lý hơn. Với một vòng eo thon và tấm lưng thẳng của các cô gái Việt Nam, chàng có thể ôm trọn nàng từ phía sau, tay đặt hờ lên hông nàng, mân mê sợi dây gợn lên từ đồ lót của nàng và mơ màng đến những giây phút gần gũi hơn nữa. Nhưng truyền thống đã quy định rằng chàng sẽ phải chủ động cầm lái, dù chỉ theo nghĩa đen mà thôi.

Chỉ cần nhìn cái cách nàng ngồi phía sau người ta cũng có thể đoán biết được mối quan hệ của họ đã tiến triển đến đâu. Nếu nàng vẫn ngồi một cách cẩn trọng, cố tránh những sự đụng chạm với người ngồi trước, thì chàng sẽ còn phải nỗ lực chinh phục rất nhiều. Nếu nàng ngả người về phía sau, nhắn tin cho ai đó khác mà không cho chàng hay, thì chắc chắn là chàng đang gặp rắc rối to rồi. 

Nhưng nếu thỉnh thoảng nàng lại dựa người về phía trước, tì cằm trên vai chàng xế, thì thầm với chàng điều gì đó, ngực nàng tì hẳn lên lưng chàng và vòng tay nàng ôm cứng người chàng, thì lúc đó người ta chỉ còn cách cầu nguyện cho tai nạn giao thông trên phố phường Hà Nội đừng xảy ra!

Tuy nhiên, nếu nàng là một cô gái thực sự lãng mạn, nàng sẽ muốn được chàng chở đi dạo phố trên một chiếc xe đạp cà tàng. Có thể nàng sẽ rất duyên dáng và e lệ với hai chân khép về một bên hoặc sẽ rất tinh nghịch khi cùng chàng đạp xe, cứ như thể họ là những đứa trẻ chở nhau giờ tan trường.

Những giây phút của tình yêu trên hai bánh xe đó đã phần nào bị phá hỏng bởi các quy định giao thông hiện đại. Từ năm 2007, chính quyền quy định mọi người ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, và đó cũng là lúc nó bắt đầu can thiệp vào câu chuyện tình yêu lãng mạn, nhất là khi người Hà Nội thường quá vội vã, dù đã xuống xe nhưng vẫn để nguyên mũ bảo hiểm trên đầu nếu như chút nữa họ sẽ lại ngồi lên xe. 

Cái cảnh một người vừa đội mũ bảo hiểm vừa chọn hàng trong siêu thị đã không còn quá xa lạ nữa. Và khi trời tối người ta vẫn bắt gặp cảnh những đôi tình nhân vội vã trao nhau những nụ hôn trong một góc khuất… với chiếc mũ bảo hiểm vẫn đội trên đầu!

Cũng giống như những nơi khác, cuộc sống lứa đôi không phải lúc nào cũng hạnh phúc. Theo truyền thống Khổng giáo, phụ nữ phải sống theo luân lý tam tòng: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử (chưa lấy chồng thì theo cha, có chồng thì phải theo chồng, chồng mất thì theo con trai lớn nhất). 

Trong thực tế thì đối với phụ nữ, mẹ chồng là một quyền lực đáng sợ. Nhưng dù ai là người đề ra những luật lệ đó, thì áp lực xã hội lên người phụ nữ lúc nào cũng rất nặng nề: ai sẽ cưới mình, khi nào cưới, khi nào có con, nuôi dạy chúng như thế nào…

Có thể cũng vì cái vòng luân lý phục tùng qua hàng vài thập kỷ cuộc đời đó, mà một cô gái với mối tình xe hai bánh lãng mạn ngày nào rồi lại cũng sẽ nhanh chóng trở thành một bà mẹ chồng ghê gớm. 

Đàn ông nghiễm nhiên được xã hội trao cho những đặc quyền. Nếu ở nơi nào đó có những cuộc vui, chắc chắn đó là dành cho đàn ông. Họ đi uống bia hơi với bạn bè sau giờ làm, họ chơi cờ tướng hoặc đi câu cá vào những ngày cuối tuần… Và nếu như họ được vợ cấp “visa” (và thường là như vậy), họ có thể đi uống rượu, hát và hơn thế nữa, trong những tối karaoke tưng bừng…"

(Theo Đời Sống và Pháp Luật)