Thịt thú rừng – hay thịt động vật hoang dã - được cho là khởi nguồn của đại dịch Ebola. Gia đình của bệnh nhân Ebola đầu tiên ở châu Phi làm nghề săn dơi, loại động vật mang vi rút.

Thịt thú rừng bao gồm tất cả những loại động vật không phải động vật nuôi, bị giết để ăn thịt, chủ yếu là tinh tinh, đười ươi, dơi ăn hoa quả và khỉ. Thịt những con vật này thường được hun khói, phơi khô hoặc ướp muối.

Có phải việc ăn thịt thú rừng – rất phổ biến trên khắp châu Phi và là nguồn thực phẩm không thể thiếu – là thủ phạm của cuộc khủng hoảng hiện nay?

Dịch Ebola đã giết chết hơn 4.500 người, chủ yếu ở tây Phi, và Liên hiệp quốc đã dự đoán sự bùng nổ số ca nhiễm bệnh và tử vong. Người ta đã truy ra nguồn gốc của Ebola bắt đầu từ một em bé 2 tuổi sống tại một làng miền đông nam Guinea, nơi người dân thường săn bắt và ăn thịt dơi. Bệnh nhân được đặt tên là Em bé số không này chết hồi tháng 12 năm ngoái.

{keywords}

Thịt dơi - Món ăn phổ biến ở châu Phi

Thịt nhiễm bệnh

Gia đình em bé cho biết họ thường săn bắt hai loài dơi có mang vi rút Ebola. Ở vùng lòng chảo Congo của châu Phi, ước tính người dân ăn khoảng 5 triệu tấn thịt rừng mỗi năm. Nhưng một số trong những con vật này có thể là ổ bệnh chết người.

Dơi ăn hoa quả là ổ chứa vi rút tự nhiên – chúng không bị bệnh do vi rút, nhưng có thể gây nhiễm sang cho khỉ, vượn và linh dương nhỏ, thậm chí trực tiếp sang người.

Người sẽ bị phơi nhiễm với vi rút nếu họ giết và làm thịt động vật để làm thức ăn. Điều này có lẽ đã xảy ra vào tháng 12 năm ngoái, từ một người bị nhiễm vi rút theo cách này đã khỏi động chuỗi dây chuyền lây nhiễm ở Guinea, Liberia và Sierra Leone.

Vẫn còn chưa rõ tại sao vi rút lại “bùng nổ” trên người, GS Jonathan Ball, chuyên gia vi rút học tại Trường đại học Nottingham, Anh cho biết. Thường thì sẽ có sự tham gia của các loài trung gian, dạng động vật linh trưởng như tinh tinh. Nhưng bằng chứng cho thấy con người có thể nhiễm vi rút trực tiếp từ dơi.

Dịch hiện nay cho thấy - tuy khó hoặc hiếm gặp - nhiễm trùng có thể đi từ Em bé số không đến dịch như hiện nay, do tiếp xúc với một người nào đó bị nhiễm.

Người ta đã bàn đến việc cấm thịt thú rừng, nhưng thực hiện điều này không đơn giản khi việc săn thú rừng lấy thịt đã là truyền thống lâu đời. TS Marcus Rowcliffe, Hội vườn thú London giải thích. "Đó là một xã hội ăn thịt – có cảm giác nếu bạn không ăn thịt hằng ngày thì bạn còn chưa ăn đủ." Nghiên cứu năm ngoái cho thấy hơn 22 triệu người sống ở nhiều vùng của châu Phi nơi có điều kiện để vi rút Ebola lây từ động vật sang người.

(Theo Asiaone/ Dân trí)