Cảm xúc của con - dù tích cực hay tiêu cực cũng cần được bố mẹ trân trọng và thấu hiểu. Tuy nhiên nắm bắt được tâm lý trẻ lại không hề dễ dàng và đòi hỏi bố mẹ phải vô cùng tinh tế.

Vậy phải làm sao để đọc được những tâm tư, tình cảm của con chỉ qua hành động và giải quyết theo hướng tích cực nhất? 10 lời khuyên dưới đây sẽ giúp ích phần nào cho bạn.

1. Sớm lưu tâm tới cảm xúc của trẻ

Với những biểu hiện phàn nàn, lo lắng, cáu bẳn, im lặng… của con, bạn nên tinh ý nhận ra. Hơn thế nữa, định nghĩa cảm xúc kiểu như: “Mẹ biết con đang khóc nhè” hoặc “Mẹ biết con đang rất lo lắng” hết sức cần thiết để trẻ hiểu và quên đi những điều tiêu cực đó.

2. Để trẻ tự bình tâm trở lại

Dù ở nhà hay nơi công cộng, bạn nên cho phép trẻ tự do thể hiện cảm xúc của mình. Kiên trì chờ đợi, bạn thấy rằng tự trẻ sẽ nhận ra mình đang mất kiểm soát bản thân. Và khi mệt mỏi với tình trạng này, trẻ sẽ sớm bình tâm trở lại vài phút sau đó.

3. Tìm được mấu chốt vấn đề

Trò chuyện sau khi trẻ bộc lộ cảm xúc thái quá sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân. Để trẻ miêu tả trạng thái cảm xúc của mình trước khi xảy ra sự cố, trẻ sẽ nhớ chúng và tự nhắc nhở mình phải biết kiểm soát bản thân tốt hơn.

{keywords}

Hãy để trẻ được thể hiện cảm xúc của mình. (Ảnh minh họa)

4. Sáng tạo những cách xử lý khác nhau

Thảo luận với con và cùng vạch ra giải pháp thật hợp lý cho từng vấn đề. Bạn có thể đề nghị con vẽ một vài hình để xin lỗi hay ôm bạn bất cứ khi nào con cảm thấy tâm trạng không ổn. Giúp trẻ điều chỉnh cảm xúc sẽ khiến chúng hiểu rằng bạn luôn bên cạnh hỗ trợ mỗi lúc khó khăn.

5. Ghi chép lại

Việc ghi chép giúp bạn nhớ được ngày, giờ cũng như sự việc nào khiến cho hành vi của con thiếu kiểm soát như vậy. Nó sẽ rất hữu ích để bạn giúp con tránh những cảm xúc tiêu cực. Đôi khi, một nơi đông đúc như cửa hàng tạp hóa hay rạp chiếu phim có thể là nguyên nhân gây ra cảm xúc thái quá đó. Và việc cần làm lúc này là đừng bỏ rơi con bạn cùng với người trông trẻ!

6. Làm trẻ quên đi cảm xúc tiêu cực

Bất cứ khi nào trẻ mất kiểm soát cảm xúc, bạn nên hướng trẻ tới một số hoạt động khác hay bật nhạc để làm trẻ quên đi cảm xúc hiện thời và bình tâm lại.

{keywords}

Một điệu nhạc du dương sẽ khiến trẻ dịu đi những cảm xúc tiêu cực. (Ảnh minh họa)

7. Giải thích để trẻ hiểu

Sau mỗi lần gặp trẻ “sự cố” với cảm xúc, hãy âu yếm con và nói rằng đó là chuyện hoàn toàn tự nhiên của con người miễn là khi nóng giận hay thất vọng, đừng làm tổn thương chính mình và người khác.

8. Giới hạn những lựa chọn

Khi đứng trước nhiều sự lựa chọn, trẻ sẽ cảm thấy bối rối và muốn có được tất cả. Vì thế, bạn nên giới hạn cho con nhiều nhất là ba lựa chọn. Ví dụ như khi trẻ nói muốn ăn vặt, bạn có thể đưa ra ba đồ ăn khác nhau: thứ nhất – chuối; thứ hai – một cốc sữa và thứ ba – một quả táo.

9. Báo cho con biết 10 phút trước khi bạn định làm gì đó

Trẻ sẽ có cơ hội mè nheo nếu bạn thông báo sớm kế hoạch đi chơi. Thay vào đó, bạn chỉ cần cho trẻ biết điều này trước 10 phút là ổn.

10. Giới hạn sự mất kiểm soát cảm xúc

Thay vì kìm hãm cảm xúc của trẻ, hãy để nó tự thể hiện ra ngoài. Than vãn, la hét, khóc nhè sẽ khiến trẻ được khuây khỏa, tuy nhiên tình trạng này chỉ nên để xảy ra đôi lần. Đừng quên một cái ôm sau đó là điều vô cùng cần thiết để mọi thứ trở nên dễ chịu hơn.

(Theo Mẹ Sóc / Trí Thức Trẻ)