Từ độ cao hơn 500m so với mực nước biển có thể quan sát trọn vẹn cả ba đền Thượng, Trung, Hạ của Đền Hùng.

 

{keywords}

Quần thể di tích Đền Hùng nằm từ chân đến đỉnh ngọn núi Hùng (hay còn gọi là Nghĩa Lĩnh), cao 175 m, thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, Phú Thọ.

 

{keywords}

Núi Hùng hình đầu rồng hướng về phía Nam, mình uốn khúc thành dãy núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo ở phía sau. Khu di tích Đền Hùng có tổng cộng 4 đền, một chùa và lăng vua Hùng gồm: Đền Thượng và lăng trên đỉnh, các Đền Trung, Đền Hạ và Đền Giếng nằm trên sườn núi.

{keywords}

Kiến trúc hiện tại được xây dựng từ thời Hậu Lê và Nguyễn. Bản ngọc phả sao năm Hoằng Định thứ nhất (1600) nói trên núi Hùng có Đền Thượng, mộ vua Hùng thứ 6, hai cột đá thề của Phục Phán, Đền Trung, Đền Hạ và chùa.

{keywords}

Ngày 8/2/1994, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử Đền Hùng lần thứ nhất, tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng nhiều công trình hạng mục. Trong ảnh là khu vực Đền Mẫu Âu Cơ, xây dựng vào năm 2001, khánh thành tháng 12/2004 trên núi Ốc Sơn (núi Vặn).

{keywords}

Nơi đây thờ 18 đời vua Hùng và 3 vị thần núi: "Hùng đồ thập bát thế Thánh Vương thánh vị". Tương truyền, vua Hùng đi khắp trong nước, cuối cùng mới chọn được vùng sơn thủy hữu tình này làm đất đóng đô.

 

{keywords}

Từ trên cao có thể quan sát, xa xa phía Tây của Đền Hùng là dòng sông Thao nước đỏ, phía Đông dòng sông Lô nước xanh như hai dải lụa làm ranh giới của cố đô xưa.

{keywords}

Đặc biệt không khí trên núi rất thông thoáng, mát dịu và quanh năm thoang thoảng hương thơm.

{keywords}

Vào mỗi dịp 10/3 âm lịch hàng năm, ngày giỗ Tổ Hùng Vương, Đền Hùng đón hàng triệu du khách từ mọi miền đổ về hành hương tưởng nhớ các đời vua Hùng đã có công dựng nước. Đền Hùng được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc gia vào năm 1962.

 

 Quy mô lễ hội Đền Hùng năm nay

Theo ông Lưu Quang Huy - Giám đốc Khu di tích Đền Hùng - năm nay Giỗ Tổ đúng vào dịp nghỉ lễ 30-4 nên lượng khách đổ về Phú Thọ sẽ rất lớn. Dự kiến, Công an tỉnh Phú Thọ sẽ huy động khoảng 1.000 cán bộ chiến sỹ tham gia công tác tổ chức Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay. Khu di tích Đền Hùng có khoảng 400 người tham gia tổ chức Lễ hội, cùng với các lực lượng hỗ trợ khác khoảng 1.500 người. Như vậy, tổng cộng có tới hơn 2.900 người tham gia vào công tác tổ chức lễ hội năm nay.

Các hoạt động phần lễ và phần hội trong giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Ất Mùi - 2015 được tổ chức trong 6 ngày, từ ngày 23 đến ngày 28-4 (tức ngày 5 đến ngày 10-3 năm Ất Mùi).

Năm nay, Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ diễn ra với các lễ hội chính như: Khai mạc triển lãm ảnh "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - hành trình trở thành Di sản thế giới" tại nhà Bảo tàng Hùng Vương - Việt Trì; Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ hội Đền Hùng năm Ất Mùi 2015 vào 20 giờ ngày 7-3 âm lịch (tức 25-4 dương lịch) tại Quảng trường Hùng Vương; Lễ giỗ Quốc Tổ Lạc Long Quân, Lễ dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ ngày 6-3 âm lịch (tức 24-4).

Lễ hội cũng sẽ có nhiều hoạt động như: Hát Xoan và dân ca Phú Thọ; các giải thể thao quần chúng như bóng chuyền, cờ tướng, vật dân tộc, bắn nỏ; đánh trống đồng, đâm đuống, múa lân; Hội chợ Du lịch Tây Bắc; Hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy liên tỉnh; giao lưu dân ca các vùng miền; triển lãm sách báo; bắn pháo hoa tầm cao; giải bóng đá cúp Hùng Vương; đêm thơ nhạc vùng kinh đô...


(Theo Zing)