Giúp 25 triệu người Việt cải thiện điều kiện sử dụng nhà vệ sinh tính đến năm 2020 là lời cam kết mạnh mẽ trong Kế hoạch Phát triển Bền vững của Unilever. Chia sẻ của ông Jean-Laurent Ingles, Chủ tịch Unilever Việt Nam nhân Ngày Nhà vệ sinh Thế giới.

Cam kết mạnh mẽ

- Ông có thể chia sẻ về lịch sử ra đời cũng như ý nghĩa của Ngày Nhà vệ sinh Thế giới?

Ngày Nhà vệ sinh Thế giới (World Toilet Day - WTD) là một chiến dịch ra đời nhằm khuyến khích và vận động hàng triệu người trên thế giới nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về vấn đề vệ sinh. Ngày Nhà vệ sinh Thế giới được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2001 bởi Tổ chức Nhà vệ sinh Thế giới và được tổ chức vào ngày 19/11 hàng năm. Kể từ năm 2001, Ngày Nhà vệ sinh Thế giới đã ngày càng mở rộng về quy mô và được công nhận ngày một rộng rãi bởi các tổ chức đối tác trên toàn cầu. Vào năm 2013, Liên Hợp Quốc đã chính thức thông qua nghị quyết công nhận Ngày Nhà vệ sinh thế giới trên toàn cầu.

Cũng giống như quyền được tiếp cận với nước sạch, quyền có được điều kiện hợp vệ sinh là 1 trong các quyền cơ bản của con người. Thế nhưng trên thực tế đến năm 2015, trên thế giới ước tính vẫn có khoảng 2,4 tỉ người chưa được tiếp cận với nhà vệ sinh phù hợp, và gần 1 tỉ người vẫn còn đi tiêu ngoài trời. Điều kiện kém vệ sinh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần và dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng: bệnh tật, cái chết.

{keywords}

Cứ 20 giây lại có một trẻ em chết vì các bệnh liên quan đến các điều kiện không hợp vệ sinh. Hàng năm có tới 443 triệu lượt học sinh nghỉ học bởi bệnh tiêu chảy, liên quan tới các vấn đề về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và điều kiện không được tiếp cận với nguồn nước sạch. Điều kiện vệ sinh kém cũng làm kìm hãm sự phát triển kinh tế. Ngân hàng Thế giới ước tính tình trạng điều kiện vệ sinh kém có thể khiến các quốc gia thiệt hại hàng tỉ Euro mỗi năm, ương đương với 1.3% GDP của Việt Nam 1.6% GDP của Ghân, 6.4% GDP Ấn Độ và 7.2% GDP Campuchia.

- Trong tháng 9/2014, Unilever đã đưa ra cam kết giúp đỡ 25 triệu người cải thiện điều kiện sử dụng nhà vệ sinh tính đến năm 2020. Tại sao Unilever lại đưa ra một cam kết như vậy và Unilever đang làm gì để thực hiện lời cam kết này?

Lời cam kết này là một phần trong Kế hoạch Phát triển Bền vững của Unilever - kế hoạch hướng tới sự tăng trưởng bền vững. Cam kết của chúng tôi góp phần vào mục tiêu giúp 1 tỷ người cải thiện điều kiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống và được thực hiện song song với các mục tiêu hiện tại - đó là giúp người dân tiếp cận với nguồn nước uống sạch và an toàn với mức giá phù hợp, và các chương trình giáo dục về tầm quan trọng của việc rửa tay với xà phòng.

Như tôi đã đề cập, hơn một phần ba dân số thế giới đang sống trong điều kiện thiếu vệ sinh, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục, bình đẳng giới và phát triển kinh tế bền vững. Vấn đề này có thể được ngăn chặn.Tại Lễ công bố cam kết của Unilever , ông Paul Polman, Chủ tịch tập đoàn đã phát biểu rằng kinh doanh có thể và phải là một phần của giải pháp cho các vấn đề thách thức toàn cầu ảnh hưởng tới tất cả chúng ta. Đó chính là lý do chúng tôi cho ra đời Kế hoạch Phát triển bền vững của Unilever mang lại tác động xã hội tích cực tại nơi chúng tôi có hoạt động. Với những ngành hàng chăm sóc sức khỏe và vệ sinh, sự am hiểu nhu cầu của khách hàng và mang lưới rộng khắp toàn cầu, chúng tôi nguyện cam kết cải thiện cuộc sống của mọi người dân.

Cam kết này đang được thực hiện bởi nhãn hàng tẩy rửa nhà vệ sinh VIM và Quỹ Unilever Việt Nam thông qua việc mở rộng các chương trình hợp tác sẵn có. Nhãn hàng VIM và Quỹ Unilever Việt Nam đang phối hợp cùng các đối tác nhằm thay đổi hành vi vệ sinh và hỗ trợ cộng đồng xóa bỏ thói quen đi tiêu bừa bãi ngoài trời. Trên phạm vi toàn cầu, chúng tôi đang hợp tác cùng UNICEF và rất nhiều các tổ chức hàng đầu khác như DFID, tổ chức Nước và Vệ sinh cho Người nghèo đô thị (WSUP), Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, WaterAid, Hội đồng Phối hợp Cấp nước và Vệ sinh môi trường (WSSCC), Tổ chức Nhà vệ sinh thế giới, Tổ chức Nước sạch và Vệ sinh cho châu Phi và Cơ quan Phát triển Pháp với mục đích chung mang lại các giải pháp về vấn đề vệ sinh nhanh hơn ở quy mô lớn hơn.

- Và tại Việt Nam, chương trình “Hành trình VIM nhà vệ sinh sạch khuẩn” chính là lời hưởng ứng cho cam kết toàn cầu của Unilever?

Đúng vậy! “Hành trình VIM nhà vệ sinh sạch khuẩn” được bắt đầu cách đây 4 năm chính là trọng tâm của các chương trình hợp tác dài hạn của chúng tôi với Chính phủ Việt Nam nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh sức khỏe tại Việt Nam trong giai đoạn 2014-2018. Với chương trình này, nhãn hàng VIM cam kết giúp cải thiện điều kiện vệ sinh và sức khỏe cho 10 triệu người dân Việt Nam, đóng góp vào việc thực hiện cam kết cải thiện sức khỏe và cuộc sống cho 20 triệu người dân Việt Nam trong Kế hoạch phát triển bền vững của Unilever Việt Nam.

{keywords}

Để thực hiện được cam kết này, chúng tôi đã và đang hợp tác rất chặt chẽ và hiệu quả với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng như tổ chức UNICEF để thực hiện các hoạt động khác nhau trên toàn quốc, tập trung vào hai đối tượng hưởng lợi chính: học sinh và người dân nông thôn, góp phần vào Chương trình Xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hành trình dài lâu

- Ông có thể chia sẻ với chúng tôi các thành tựu trong lĩnh vực nâng cao điều kiện vệ sinh cho người dân mà Unilever đã đạt được cho tới nay?

Hành trình Nhà vệ sinh sạch khuẩn đã giúp 3.5 triệu người được tiếp cận với chương trình truyền thông giáo dục nâng cao điều kiện vệ sinh và sức khỏe, tập trung vào việc xây dựng và thúc đẩy thói quen sử dụng nhà vệ sinh đạt chuẩn ở các vùng nông thôn và khu vực miền núi.

Mô hình Học viện vệ sinh Vim đầu tiên trên thế giới đã được triển khai tại tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong khuôn khổ sáng kiến này, 1.200 hộ gia đình đã được khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh và hơn 8.000 người đã được tiếp nhận chương trình truyền thông giáo dục về vệ sinh và sức khỏe.

Ngoài ra, nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác “Trường học Xanh-Sạch-Khỏe”, nhãn hàng Vim đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây mới và nâng cấp 500 nhà vệ sinh trường học và cùng thực hiện chương trình giáo dục vệ sinh học đường với 100.000 học sinh tiểu học được hưởng lợi trong giai đoạn 2012-2015.

Hơn thế nữa, nhãn hàng VIM cùng với sự hỗ trợ của Bộ Y tế đã triển khai các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh cho 660.000 người trên toàn quốc.

Với những sự hỗ trợ rất lớn từ các đối tác như Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UNICEF và các tổ chức khác, các hoạt động tại trường học và cộng đồng kể trên đã cho thấy cam kết dài hạn và chiến lược của Unilever Việt Nam cũng như nhãn hàng VIM trong hành trình nâng cao điều kiện vệ sinh tại Việt Nam.

Được biết, ông là Chủ tịch của Toilet Board Coalition (Liên minh Hội đồng Nhà vệ sinh quốc tế). Ông có thể chia sẻ với chúng tôi những gì mà Liên minh đang cố gắng đạt được và những thách thức phải vượt qua?

Trong năm 2014, tôi đã hỗ trợ tích cực và cho ra mắt Liên minh ban lãnh đạo về vấn đề vệ sinh trong vai trò là Chủ tịch đứng đầu tổ chức bao gồm những cá nhân tâm huyết đến từ những công ty đa quốc gia, tổ chức phi chính phủ, tổ chức liên chính phủ, cơ quan chính phủ, học viện và những tổ chức cộng đồng. Mỗi thành viên của liên minh đều có kỹ năng, kinh nghiệm và chuyên môn khác nhau, nhưng chúng tôi có 2 điều chung: Quyết tâm phát triển những giải pháp đột phá cho những vấn đề về vệ sinh và một niềm tin vững chắc rằng các doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra và mang những giải pháp ấy đến với thị trường.

Theo quan điểm của chúng tôi, phát triển trên quy mô lớn là mấu chốt quan trọng của chương trình. Hiện nay có 2.4 tỉ người trên toàn thế giới hiện chưa được tiếp cận hệ thống vệ sinh tốt. Vì vậy tiềm năng cả về thương mại và tác động xã hội mang lại là rất lớn. Đây là một cơ hội phát triển thị trường rộng lớn và phương thức đầu tư để mang đến một kết quả bền vững, những giải pháp kinh doanh có thể tạo ra những lợi ích không thể so sánh được cho sức khỏe cộng đồng. Bây giờ chính là thời điểm tốt để can thiệp vào.

Hướng tiếp cận của chúng tôi được giới thiệu trong tháng 9, hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc trong kế hoạch phát triển toàn cầu đến năm 2030. Liên minh ban lãnh đạo về vấn đề vệ sinh đóng góp trực tiếp vào mục tiêu số 6: Đảm bảo hệ thống vệ sinh và nguồn nước được quản lý bền vững và luôn đáp ứng đủ cho mọi người, thông qua nguyên tắc của mục tiêu 17: Thúc đẩy việc triển khai và tiếp tục duy trì mối quan hệ với đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững trong đó các giải pháp nền tảng thị trường được nhấn mạnh.

Có thể thấy rằng Liên minh hiện chưa tìm ra câu trả lời đúng đắn đối với khủng hoảng về vấn đề vệ sinh, nhưng tôi biết rõ rằng Liên Minh đang tạo ra những giải pháp mới, khác biệt và thật sự cần thiết. Những gì chúng ta đang làm tại Việt Nam trong chương trình nhà vệ sinh sạch khuẩn của nhãn hàng VIM phối hợp cùng Chính phủ Việt Nam với các tổ chức phi chính phủ là một ví dụ điển hình cho những gì mà cúng tôi phấn đấu đạt được.

Thanh Loan