Với 9 món ngon đẹp đầy ý nghĩa dưới đây, bạn hoàn toàn có thể tự tin với một mâm cỗ phát lộc cho cả nhà đón năm mới thật may mắn!

Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam ta không thể thiếu mâm cơm thành kính tổ tiên. Để giúp các bà nội trợ lựa chọn món ngon ngày tết được dễ dàng và ngon miệng. Chuyên mục Ăn ngon-Khéo tay giới thiệu mâm cỗ Lộc vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng với chủ đề ngày tết sau đây:

1, Cánh gà chiên mắm

2, Chân giò nấu giả cầy

3, Xôi hành phi

4, Canh măng

5, Nem gà

6, Giò xào

7, Nộm đu đủ

8, Hành muối

9, Dưa hấu tráng miệng

1, Cánh gà chiên mắm

- Cánh gà: 6 cái, nên chọn loại vừa chứ không nên lớn quá thì khi chế biến sẽ ngon hơn rất nhiều.

- Rau xà lách ăn kèm.

- Gia vị: muối, hành khô, tỏi, hạt nêm, bột ngọt, đường, tiêu, nước mắm, ớt bột, dầu ăn, gừng tươi

- Lột vỏ, rửa sạch và băm nhỏ hành khô, tỏi. Rau xà lách rửa sạch.

{keywords}

- Phần cánh gà bạn làm sạch, để khử mùi hôi của gà bạn nên pha hỗn hợp muối và gừng để rửa gà, cách làm này cũng giúp thịt gà săn chắc và thơm ngon hơn nhiều.

- Bạn dùng dao cứa nhẹ mặt trong cánh 2, 3 đường để thịt ngấm gia vị.

- Sau đó ướp cánh gà với 1 muỗng hành tỏi băm nhuyễn, 1 muỗng hạt nêm, ½ muỗng bột ngọt, ½ muỗng hạt tiêu, 1 muỗng dầu ăn, ¼ muỗng nước mắm, ½ muỗng ớt bột. Ướp cánh gà trong 3 - 4 tiếng cho ngấm gia vị. Lưu ý rằng, nếu muốn thịt ngấm và ngon hơn bạn nên ướp rồi để qua đêm trong tủ lạnh nhé.

- Pha nước mắm để chiên cánh gà: Bạn pha 1,5 muỗng nước mắm, 1 muỗng đường, ½ muỗng bột ngọt, 1 muỗng tỏi, 2 muỗng nước sôi, trộn đều cho tất cả gia vị hòa quyện với nhau.

- Sau quá trình ướp, bạn tiến hành chế biến món cánh gà chiên nước mắm như sau:

- Bắt chảo lên bếp, rang với một ít muối tinh, đến khi muối khô và chuyển sang màu vàng nhẹ bạn đổ muối đi và cho dầu ăn vào. Vì phần da gà sẽ tiết ra dung dịch gây dính nên với cách làm này sẽ giúp cánh gà khi chiên không bị kết dính vào nhau nhé.

- Dầu nóng, bạn cho cánh gà vào chiên vàng đều các mặt, nên nhớ để lửa nhỏ để cánh gà có được đồ giòn bạn nhé.

- Tiếp đó, bạn vớt cánh gà ra một cái rổ nhỏ để cho khô dầu, đổ bớt dầu trong chảo chiên ra rồi phi thơm với 1 muỗng hành, tỏi băm nhỏ và một ít ớt bột. Phần tỏi sẽ nhiều hơn hành để món ăn thơm hơn. Bạn tiếp tục cho cánh gà vào lấp đầy mặt chảo rồi rưới nước mắm đã pha sẵn lên đều khắp các cánh gà, vặm lửa thật nhỏ đến khi cánh gà vừa sít nước chuyển sang màu vàng cánh gián đậm là được. Tắt bếp, rắc tiêu lên món ăn để tạo mùi thơm và độ hấp dẫn.

2, Chân giò nấu giả cầy

- 1 móng giò (chân trước nhiều thịt hơn);

- Mẻ, mắm tôm, bột nghệ, đường, ớt, bột canh, mỳ chính, riềng, sả, hành, răm.

+ Móng giò đem nướng trên than hoặc nếu không có than bạn có thể nướng trên bếp ga rửa sạch.

{keywords}


+ Chặt miếng vừa phải để thịt dễ ngấm gia vị.

+ Riềng, sả đập dập thái nhỏ. Ớt thái nhỏ.

+ Ướp chân giò với mắm tôm, mẻ, nghệ, tí đường, ớt; riềng sả đã thái nhỏ trong nồi khoảng 30 phút.

+ Sau đó cho nồi lên bếp đảo săn thịt.

+ Khi thịt săn, ngấm mắm muối cho nước sôi xăm xắp rồi đậy vung đun nhỏ lửa, để sôi âm ỉ khoảng 2 giờ để thịt được chín mềm.

+ Khi thịt chín mềm, nước còn sền sền sệt, nêm lại mắm muối cho vừa ăn, rắc dọc hành , răm, bắc nồi xuống, múc ra bát ăn nóng kèm bún.

3, Xôi hành phi với ruốc

- Gạo nếp 1kg

- Bột nghệ, hành phi, ruốc

- Gạo ngâm ít nhất 8h với ít bột nghệ và muối trắng sau đó vo lại cho sạch và cho vào rá cho ráo nước

- Cho gạo vào xửng hấp 20 phút. Thỉnh thoảng dùng đũa xơ lên để gạo chín đều. Miết tay thấy hạt gạo không còn nhân là được.

{keywords}

- Nếu muốn xôi dẻo bạn đồ lại thêm lần 2

- Khi ăn rắc ruốc và hành phi lên trên

4, Canh măng

1kg thịt móng giò

Măng khô ngâm nước lạnh khoảng từ 24 giờ – 30 giờ cho nở mềm và mất nước đen. Sau đó luộc khoảng 15 phút. (khi luộc nhớ cho thêm chút muối cho măng mau nhừ). Thay nước, rửa sạch măng, luộc tiếp lần nữa cho măng được trắng.

Măng cắt miếng vuông, hay dài tùy theo ý.

Mộc nhĩ ngâm nở, làm sạch, cắt miếng bản to.

{keywords}

Đặt chảo lên bếp, phi thơm hành khô, cho măng vào xào, nêm chút gia vị muối, bột ngọt để măng thêm đậm đà.

Móng giò heo nướng vàng trên lửa, cạo sạch, rửa nước muối, chặt khúc vừa ăn, trần qua nước sôi, ướp với chút bột nêm trong khoảng 30 phút cho ngấm.

Phi thơm hành khô với dầu ăn, xào săn móng giò cho vào nồi cùng 2,5 lít nước lạnh, đun sôi vớt bọt.

Phi thơm hành khô cho măng vào đảo đều, nêm mắm muối xào cho ngấm kỹ sau đó đổ vào nồi chân giò. Ninh nhỏ lửa cho đến khi măng và giò heo đã nhừ cho thêm hành khô, mộc nhĩ vào đun sôi lại, nêm nếm gia vị vừa ăn là được. Nếu bạn không thích chân giò nhừ quá thì có thể vớt ra trước nhé.

5, Nem gà

-Thịt gà và lợn xay nhỏ tỉ lệ là 1:1 ướp gia vị, mắm, tiêu, mì chính

- Miến, muộc nhĩ, nấm hương ngâm rửa sạch thái nhỏ

- Củ đậu cà rốt gọt vỏ rửa sạch thái nhỏ

- Hành khô đập dập, hành hoa thái nhỏ

200gram măng khô

{keywords}

Mộc nhĩ, hành khô vừa đủ.

Gia vị hành lá, muối, bột nêm, dầu ăn.

- Trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị rồi sao đó đập trứng vào trộn đều ( lưu ý không cho nhiều trứng nem sẽ ướt và bị vỡ)

- Bánh đa nem cắt làm đôi và cho nhân vào cuộn đều chắc tay

- Đun dầu sôi cho nem vào rán vàng

6, Giò xào

- 1kg thịt thủ lợn ( nên chọn tai lợn để làm sẽ ngon hơn)

- 1 chiếc lưỡi lợn

- 2 lạng: mộc nhĩ và nấm hương

- Khuôn giò xào

- Gia vị, nước mắm, mì chính, hạt tiêu

Các bạn làm sạch thịt thủ, nếu có bếp than thì thui cho đen hết bì thịt, sau đó đem ngâm vào nước ấm và cạo sạch, thịt thủ làm theo cách này sẽ rất thơm.

{keywords}

Lưỡi lợn các bạn cho vào nước sôi rồi cạo hết phần mủn trắng rồi rửa lại bằng nước sạch.

Mộc nhĩ, nấm hương rửa sạch thái sợi.

Các bạn đem lưỡi và thịt luộc chín tới, sau đó dùng dao sắc thái thật mỏng rồi đem ướp với ít muối, mì chính, nước mắm( tuỳ khẩu vị), ướp khoảng 15 phút rồi bạn đem xào trên lửa vừa, bạn nên đảo đều tay, đảo cho tới khi cầm miếng thịt lên và thả ra thấy có độ kết dính là được. Tiếp theo bạn cho mộc nhĩ, nấm hương vào đảo khoảng 10 phút, dau đó rắc hạt tiêu, đảo đều rồi tắt bếp.

Nhanh tay trút hết thịt giò vào khuôn và ép chặt để nguội rồi cho vào tủ lạnh bảo quản.

7, Nộm đu đủ

- Đu đủ xanh, lạc rang chín đập dập

- Chanh (có thể thay bằng dấm), tỏi, ớt, rau thơm, muối, đường

- Đu đủ nếu mới hái thì bạn dùng dao khía vài đường trên quả để cho chảy bớt nhựa rồi mái gọt vỏ, bỏ hạt và nạo sợi nhỏ sau đó cho ít muối trắng trộn đều để nghỉ 15 phút

- Rủa sạch đu đủ bằng nước lọc và vặt khô

- Pha hỗn hơp nước chua cay mặn ngọt đậm đà với đường, chanh, gia vị, tỏi, ớt rồi đổ vào đu đủ sau, trộn đều thêm rau thơm cắt khúc và lạc rang

8, Hành muối

Hành củ lựa chọn sơ bộ rồi đem ngâm một ngày một đêm trong nước vo gạo, nước tro bếp hay nước pha phèn chua có thêm chút muối cho độ mặn vừa phải, măn mẳn nhằm làm cho hành chắc củ và bớt hăng.

{keywords}

Qua một ngày đêm thì đổ bỏ nước vo gạo (hay nước tro) và lại thay bằng nước lã pha muối ngâm thêm một ngày để hành trắng và giòn. Sau đó đem hành ra bóc bớt vỏ già bên ngoài để lộ phần vỏ trắng của hành, cắt bỏ rễ, rửa lại trong nước pha muối loãng cho thật sạch và để ráo nước trước khi cho vào vại muối.

Đun sôi nước, pha muối theo một tỷ lệ nhất định (thường mỗi lít nước khoảng 50g muối), chút đường trắng, nếu muốn chua nhanh có thể cho chút rượu trắng hoặc dấm. Nếu có mía bổ nhỏ cho vào thì không cần đường. Để nước nguội bớt, âm ấm bớt trước khi muối hành.

9, Dưa hấu tráng miệng

Theo Trí Thức Trẻ