"Con chào ông bà đi", "Sao con chưa chào bác"... là những câu mà các bố mẹ thường dùng khi con mình gặp người lớn mà không chào hỏi, tuy nhiên, đây không phải là cách xử lý khôn ngoan theo chia sẻ của một cô giáo Montessori.

Đối với các bạn nhỏ, đặc biệt là ở lứa tuổi lên 3, thường có một thói quen khiến bố mẹ rất "mất mặt", đó là không chủ động chào hỏi khi gặp người lạ, người lớn tuổi... Phản ứng thường gặp của bố mẹ khi rơi vào tình huống này là thúc giục, gợi ý con "Con đã chào ông/bà chưa?", "Con chào bác đi con!"... tuy nhiên không phải lúc nào cũng thành công vì nhiều bé vẫn kiên quyết không chào hỏi. Nhiều bé còn bị chính bố mẹ hoặc mọi người xung quanh đánh giá là "hư, nhút nhát, kém tự tin...." khi không chào hỏi mọi người.

Đây dường như là tình huống mà bất cứ bố mẹ nào có con nhỏ cũng đều từng gặp phải và cảm thấy rất bối rối khi tìm cách "xử lý" con sao cho hiệu quả. Chia sẻ với các bố mẹ, chị Nguyễn Hà Phương, một giáo viên Montessori 0-6 tuổi cho rằng, trước hết bố mẹ, ông bà, thầy cô giáo, người lớn xung quanh trẻ cần luyện tập để từ bỏ thói quen: mỗi khi gặp trẻ, câu cửa miệng của chúng ta là "con chào cô/chú chưa?" và bên cạnh đó cũng nên luyện tập để có thói quen: Cười thật tươi và chào thật dõng dạc một em bé khi bạn gặp. "Cô A chào Chim ạ, Bác B chào Sáo ạ, Chú C chào Tèo ạ!".

{keywords}

Bố mẹ/ người lớn không nên chê trẻ hư, không ngoan khi gặp trẻ mà trẻ không chào. (Ảnh minh họa)

Đứa trẻ nào cũng được bố mẹ dạy cho phép lịch sự chào hỏi khi gặp người lớn tuổi, tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho một bạn nhỏ không chào người lớn, ngay cả đối với một bạn nhỏ ngoan ngoan, được bố mẹ nhắc nhở, dạy dỗ hàng ngày thì cũng sẽ vẫn có lúc bạn ấy không chào hỏi khi gặp người lớn, theo cô giáo Montessori Hà Phương thì một số nguyên nhân thường gặp có thể là do trẻ cảm thấy lạ lẫm và không thực sự yêu thích đối tượng cần phải chào; do trẻ đang bị khó chịu trong người như mệt mỏi, buồn, đang cáu kỉnh... thì chúng cũng sẽ không chào để thể hiện thái độ/cảm xúc cho mọi người biết là mình đang khó chịu; hoặc có thể là do trẻ đang muốn thể hiện bản thân rằng "chào hay không là quyền của con cơ mà!".

Để xử lý tình huống này một cách hiệu quả, theo cô Hà Phương, trước hết, bố mẹ cần hiểu là, lời chào là biểu hiện sự tôn trọng lẫn nhau, mà sự tôn trọng luôn luôn phải đến từ hai phía. Vậy thì, thay vì gặp trẻ chờ đợi trẻ chào, hay “ép” trẻ chào, hãy chủ động chào hỏi trẻ trước.

Ví dụ:

- A, Cô chào Bánh ạ.

- (Chờ đợi và không thấy chào lại)

- Cô chào Bánh, con có muốn chào lại cô không?

- (Chờ đợi và vẫn không thấy chào lại)

- Được rồi, vậy lần sau nhé! (hết sức vui vẻ, bình thường và khoan dung)

Hãy luôn nhớ rằng, tôn trọng là một việc cần xuất phát từ bên trong, trẻ hiểu và trẻ muốn làm điều đó, tôn trọng không còn ý nghĩa khi nó có sự ép buộc. Tuy nhiên để trẻ hiểu và trẻ muốn làm điều đó thì chúng ta cần phải có một cuộc nói chuyện nghiêm túc nhưng nhẹ nhàng và vui vẻ với trẻ. Đặc biệt là khi quan sát thấy trẻ nhất định không chịu chào hỏi người khác trong một thời gian dài. Khi trò chuyện, bố mẹ có thể nhấn mạnh vào niềm vui mà trẻ có thể mang lại cho người khác qua lời chào của mình, hãy giúp con cảm nhận được rằng, lời chào giống như một món quà mà mỗi người được nhận từ người khác vậy.

{keywords}


 (Theo Afamily.vn)

Tin liên quan: