Tại con phố đi bộ Nguyễn Huệ, cảnh ăn uống làm nhiều người ái ngại khi rác bị xả đầy đường sau mỗi "bữa tiệc" nơi đây.

Từ ngày 18/4 tới, việc tổ chức ăn uống, bán hàng rong sẽ bị cấm theo quy chế do UBND TP.HCM ban hành nhằm quản lý khu vực công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1).

Theo đó, các hành vi như tổ chức ăn uống, lấn chiếm, sử dụng trái phép lòng, lề đường; làm mất mỹ quan, trật tự; hoạt động mê tín, ảnh hưởng vệ sinh công cộng, buôn bán hàng rong, quảng cáo thương mại ngoài trời; hành vi xả rác và chất thải của vật nuôi không đúng quy định… tại khu vực Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường Nguyễn Huệ đều bị nhắc nhở, xử lý theo quy định của pháp luật.

Ủng hộ nhưng còn băn khoăn

Thông tin này nhận được nhiều sự đồng tình.“Mình cho rằng phố đi bộ là nơi để mọi người đi lại thư giãn, trò chuyện, chụp ảnh lưu niệm, chứ không phải là nơi để tụ tập ăn uống. Nhất là những dịp cuối tuần, ngày lễ thì họ tụm thành nhóm lớn ăn uống, có người mang cả bia ra nhậu. Đó là chưa kể sau khi ăn uống, nhiều người còn vứt rác bừa bãi, làm mất mỹ quan”, bạn Trần Thanh Linh Ngọc (23 tuổi, ĐH Tôn Đức Thắng) ủng hộ.

{keywords}

Người dân tụ tập ăn uống ở phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Tuy nhiên, vẫn còn một số băn khoăn của những người tham gia phố đi bộ. Chị Hoàng Lan Anh (30 tuổi, Q.Bình Tân, TP.HCM) cho biết mình thường đến phố đi bộ vào tối cuối tuần. Thỉnh thoảng chị và nhóm bạn cũng cầm theo vài ly nước để uống. “Nếu có cấm ăn uống thì mình cũng ủng hộ vì nếu ai cũng tụ tập thì khác nào phố nhậu. Nhưng trường hợp mình cầm theo ly nước vừa dạo phố vừa uống thì có là vi phạm không nhỉ?”, chị Lan Anh băn khoăn.

{keywords}
{keywords}

Việc ăn uống diễn ra nhiều nhất vào dịp cuối tuần.

Tối 12/4, trên phố đi bộ Nguyễn Huệ vẫn rất đông đúc và có nhiều nhóm người ngồi dày đặc trên phố, trong đó phần lớn là giới trẻ, học sinh, sinh viên. Nhiều nhóm bạn trẻ và gia đình vô tư bày biện thức ăn trên nền đường để ăn uống.

{keywords}

Có bạn trẻ còn mang theo bia để uống.

Nhóm gồm 7 của anh Ngọc Long (quận 2) bày biện ít nước ngọt, vài xiên cá viên chiên, gói bim bim… ngồi quây quần bên nhau, nói chuyện rôm rả. “Cả hơn hai tuần chúng mình mới gặp nhau nên ra phố đi bộ cho xôm tụ, mọi người chỉ mang ít đồ ăn cho vui và đều bỏ vào thùng rác sau khi ăn xong”, anh Long giải thích.

{keywords}

Nhiều bạn trẻ chọn phố đi bộ là nơi dạo mát, thư giãn, ăn tối sau một ngày đi học/ đi làm.

{keywords}

Nhiều người băn khoăn, chỉ mang theo ly nước thì có bị cấm.

Khi được hỏi về quy định cấm tụ tập ăn uống, anh Long bày tỏ:“Nếu ai cũng ăn uống nhẹ nhàng rồi vứt rác đúng nơi quy định thì đâu có gì đáng nói. Tuy nhiên, do có nhiều người ăn uống như đi picnic, ý thức chưa tốt nên mình thấy việc cấm cũng chấp nhận. Nhưng sau một thời gian cấm thì mình thấy nên cho ăn nhẹ trong một vài điểm với điều kiện phải giữ vệ sinh tốt”.

{keywords}

Rác xuất hiện sau các cuộc tụ tập ăn uống ở phố đi bộ.

{keywords}

Trong các chậu hoa đủ loại rác.

Có thể nhìn thấy, sau các cuộc tụ tập ăn uống, vô số loại rác do người dân vứt bừa bãi. Rác các loại đồ ăn, thức uống đổ tràn lan và vương vãi trên đường. Mặc dù nơi đây có trang bị nhiều thùng rác nhưng đa số người dân vẫn vứt rác bừa bãi. Cạnh các chậu hoa, bên ngoài thùng rác là bao nilông, chai lọ nước ngọt, vỏ kẹo... ngổn ngang.

Bán hàng rong tràn lan bất chấp lệnh cấm

Dù việc cấm bán hàng rong ở phố đi bộ đã có từ lâu, dọc phố đều có bảng cấm. Nhưng đến nay tình trạng này vẫn diễn ra ngang nhiên. Người bán hàng chủ yếu là bán đồ ăn vặt, nước, đồ chơi, đồ lưu niệm... bằng các xe đẩy hay để trong giỏ đeo trước người. Vì vậy khi bị nhắc nhở họ dễ dàng chạy đi chỗ khác rồi quay lại ngay sau đó.

{keywords}

Dù có bảng cấm

{keywords}

Nhưng hàng rong vẫn tràn lan dọc tuyến phố.

Theo ghi nhận, dọc phố đi bộ Nguyễn Huệ hướng khách sạn Rex là nhiều người bán hàng rong (bán nước, chong chóng, đồ thủ công mỹ nghệ,...). Tất cả hoạt động trong sự dè chừng, khi thấy bóng dáng lực lượng chức năng, họ ngay lập tức di chuyển. Còn ngay trong khuôn viên phố đi bộ Nguyễn Huệ là nhiều người bán đồ chơi trẻ em.

Một thanh niên xung phong làm nhiệm vụ tại phố đi bộ Nguyễn Huệ cho biết dù đã thường xuyên nhắc nhở người dân đừng bán hàng rong nhưng họ vẫn cứ làm, có người còn phản ứng hoặc dọn đi ra vị trí khác ăn uống khi thấy lực lượng chức năng.

{keywords}

Người bán rong để hàng trên làn

{keywords}

Hoặc xe đẩy để dễ chạy khi bi nhắc nhở..

Ngoài việc cấm hàng rong, tự tập ăn uống… thì từ ngày 18/4 còn cấm các hành vi gây mất trật tự trên đường phố, dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc tụ tập đông người để cổ động khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền; không cho phép quảng cáo thương mại ngoài trời dưới bất kỳ hình thức nào...

Việc giám sát sẽ được thực hiện trực tiếp qua các lực lượng và cả gián tiếp qua hình ảnh do các camera khu vực này ghi lại.

Theo Tri thức trẻ