Gần đây, dư luận đang xôn xao tranh luận về quan niệm trưởng thành với hai luồng quan điểm: một bên là phương Tây đó là độc lập, dám đánh đổi, vượt khỏi ranh giới gia đình, một bên là phương Đông là đề cao trách nhiệm với bản thân và gia đình. Chuyên gia tâm lý học Đinh Đoàn đã có bài trả lời phỏng vấn để nhìn nhận về hai luồng quan điểm trái chiều này.

- Anh có nhận xét gì về hai luồng quan điểm hiện nay mà cộng đồng mạng đang tranh luận đó là quan điểm trưởng thành Phương Tây ủng hộ Người mẫu Ngọc Quyên và quan điểm Trưởng thành phương Đông ủng hộ đạo diễn Lê Hoàng?

Tôi có được đọc ý kiến của người mẫu Ngọc Quyên đăng trên mạng xã hội của cô ấy, cũng như một số bài báo viết về cô ấy gần đây. Tôi cũng đã đọc kỹ từng câu, từng lời của đạo diễn Lê Hoàng về chủ đề “Làm người trưởng thành không dễ”.

{keywords}
 

Về quan niệm trưởng thành được nhìn nhận có phần khác nhau. Người mẫu Ngọc Quyên đứng ở góc nhìn của người phương Tây, nên đề cao sự tự lập, thành đạt và hưởng thụ. Cô viết: “Ở Việt Nam, có những người 25, 30, thậm chí 40 tuổi vẫn còn “bám váy” ba mẹ, hoặc không tự mình quyết định được cuộc sống của mình, những người như thế cả đời không bao giờ trưởng thành mà chỉ là những đứa trẻ to xác”, cô cho rằng: “Ở Tây, người ta lớn lên đã không bị mang trong mình trách nhiệm với gia đình, nên cũng không ai bị phụ thuộc. Mình nghĩ đó cũng là điều làm cho Mỹ giàu có và trở thành cường quốc”, tôi nghĩ không hẳn là như vậy. Người Nhật, người Hàn, người Đài Loan… cũng giàu có, nhưng vẫn gắn bó gia đình, vẫn sống có trách nhiệm với người thân đấy thôi.

Những lời tâm huyết của đạo diễn Lê Hoàng có vẻ đang nhận được khá nhiều sự ủng hộ, bởi được nhìn nhận từ góc nhìn văn hoá truyền thống Việt Nam, lấy sự quan tâm, hiếu nghĩa, chia sẻ, yêu thương… làm điều quan trọng để đánh giá mức độ trưởng thành của con người.

- Theo ông thì quan điểm nào đúng hơn?

Theo tôi ở đây, không nên phân định ai đúng, ai sai, bởi không đứng cùng một chỗ, không nhìn bằng cùng một “đôi mắt”, thì cãi nhau cả ngày cũng chẳng có ích gì. Nhưng tôi cho rằng, chúng ta là người Việt Nam, truyền thống văn hoá phương Đông tình cảm gia đình là thứ đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người, cho dù xã hội đã có nhiều đổi thay, nhưng cách nhìn nhận mọi vấn đề, trong đó có vấn đề “thế nào là người trưởng thành”… thì hẳn vẫn nghiêng về phương Đông!

{keywords}
 

- Hai luồng quan điểm đều hướng tới hạnh phúc, ông đánh giá sao về điều này?

Trước tiên, tôi muốn nói rằng có nhiều quan niệm như “hạnh phúc”, “thành đạt”, “trưởng thành”… mang yếu tố văn hoá - xã hội, nên người phương Tây và phương Đông nhìn nhận tương đối khác nhau. Chẳng hạn, “hạnh phúc” của người phương Tây tương đối cụ thể, có thể cân đong đo đếm được. Ở đó, để gọi là có cuộc sống hạnh phúc thì thu nhập đầu người phải là bao nhiêu, sử dụng thời gian nhàn rỗi thế nào, có bao nhiêu bác sĩ trên đầu một nghìn dân, trung bình mỗi người dân phải có bao nhiêu mét vuông cây xanh, bao nhiêu ki-lô-mét đường…Còn ở phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng, hạnh phúc được đo bằng “cảm nhận của cá nhân”, sự hài lòng của chính người trong cuộc. Thế cho nên mới có chuyện theo khảo sát của tổ chức này, tổ chức nọ, Việt Nam nằm trong tốp 5, tốp 10 các nước người dân sống hạnh phúc nhất thế giới.

{keywords}
 

- Vậy trưởng thành là gì thưa ông?

Trưởng thành là việc đạt đến một sự hoàn thiện trong quá trình phát triển của mỗi con người. Theo tôi, có ba khía cạnh đánh giá một người trưởng thành: trưởng thành sinh lý, trưởng thành tâm lý và trưởng thành đạo lý.

Trưởng thành sinh lý là điều dễ đạt nhất, bởi nó đo bằng chiều cao, cân nặng, bằng những dấu hiệu dậy thì như mông to, ngực nở, ria mép lún phún, thắt đáy lưng ong, bộ phận sinh dục “đạt chuẩn”. Người trưởng thành về sinh lý có thể lấy vợ, lấy chồng và có thể sinh con.

Trưởng thành tâm lý là thứ khó đạt hơn, mỗi người tự phấn đấu thì mới có được. Nó được đánh giá bởi sự tự lập, suy nghĩ chín chắn, nhìn trước ngó sau, ứng xử phải đạo. Tự lập, tự quyết là điều cần thiết để trưởng thành tâm lý. Tự lập tâm lý cũng đi kèm với việc biết mình biết người, nhận ra mình là ai, có giá trị gì, có sở trường, sở đoản gì, có nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm gì. Trưởng thành tâm lý cũng gắn với những thứ “có”: Có vợ/ chồng, có con cái có nghề nghiệp, có địa vị xã hội nhất định, có nhà để ở, có tiền để tiêu cho những nhu cầu của bản thân và gia đình.

Mức độ trưởng thành cao nhất là trưởng thành đạo lý. Người trưởng thành đạo lý không chỉ thấu hiểu quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân, mà còn nghĩ đến người khác. Trong gia đình, người trưởng thành nghĩ về đạo lý: đạo vợ chồng”, tình phụ tử, phụ mẫu, tình huynh đệ... không chỉ sống cho mình, mà còn biết chăm lo, làm bờ vai, chỗ dựa cho người khác. Ngoài xã hội, người trưởng thành về đạo lý cũng quan tâm đến tình quê hương, đồng bào, xóm giềng...

(Theo Dân trí)