Nhiếp ảnh gia người Pháp đã dành 5 năm rong ruổi khắp Bắc - Trung - Nam để ghi lại chân dung các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Réhahn, một nhiếp ảnh gia người Pháp đã ghi lại được chân dung của 40 dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Ông vẫn đang tiếp tục hành trình với mục tiêu ghi đủ chân dung của 54 dân tộc Việt Nam.

Điểm nổi bật trong các bức chân dung mà Réhahn ghi lại là ánh mắt phảng phất nỗi buồn thời đại, ánh mắt của những con người đang cố gắng gìn giữ bản sắc dân tộc trong một thế giới đầy biến động.

{keywords}

Réhahn đến từ nước Pháp nhưng hiện sống cùng gia đình ở Hội An. 5 năm qua, ông dành thời gian để khám phá đất nước Việt Nam và ghi lại chân dung của những người ông đã gặp, đặc biệt là các dân tộc thiểu số.

Bộ sưu tập ảnh 54 dân tộc Việt Nam được đặt tên là “Bộ sưu tập di sản quý”, đây được coi là sản phẩm giá trị nhất trong sự nghiệp nhiếp ảnh của ông từ trước đến nay.

Sưu tập đủ hình ảnh của 54 dân tộc không phải là điều dễ dàng. Réhahn dự tính rằng, ông cần thêm khoảng 2 năm nữa mới có thể hoàn thành bộ sưu tập bởi còn tới 14 dân tộc ông chưa từng gặp.

Ông kể rằng, có những lúc ông phải mất tới 2 ngày để tìm tới ngôi làng của một dân tộc. Có những dân tộc sống ở vùng núi cao, không có bất kỳ thông tin nào, cả tiếng Anh và tiếng Việt, không có cách nào để biết họ sống ở đâu, làm sao để tìm thấy họ.

{keywords}

Khi Réhahn tìm đến nơi họ sống, ông thường dành thời gian để nghe người già trong bộ tộc kể chuyện, khi hiểu về dân tộc đó rồi ông mới bắt đầu dùng máy ảnh để ghi lại cuộc sống của họ.

“Ánh mắt họ rực lửa khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống hay kể về văn hóa của họ”, ông nói.

Réhahn cũng chia sẻ rằng, nhiều người già trong bộ tộc trăn trở vì con cháu họ không thiết tha với việc gìn giữ bản sắc dân tộc. Đó là một phần lý do khiến các bộ tộc ở Việt Nam đang dần biết mất. Chính điều này đã truyền cảm hứng cho ông, ghi lại cuộc sống, văn hóa của họ.

{keywords}

Ông hi vọng rằng, qua bộ sưu tập này, mọi người sẽ nhìn nhận, và quan tâm hơn đến việc giữ gìn bản sắc, đời sống văn hóa của các dân tộc thiểu số. Ông cho rằng, rất nhiều người không nhận ra bản sắc văn hóa của họ đang mất dần.

“Lịch sử văn hóa đang dần bị quên lãng mà không ai có ý định làm nó sống dậy”, ông nói.

Ví dụ điển hình là hiện tại chỉ còn 397 người Brâu ở Việt Nam. Chỉ còn lại khoảng 500 người Ơ Đu trên toàn thế giới.

Réhahn chia sẻ rằng, hầu hết những người ông gặp đều tự hào về văn hóa của họ. Nhưng vẫn còn rất nhiều người, cả già và trẻ, không coi trọng giá trị di sản của họ, thậm chí sẵn sàng từ bỏ nó.

{keywords}

Nhiếp ảnh gia hi vọng những người này, khi nhìn thấy văn hóa của họ qua ống kính của người khác có thể giúp họ nhận ra tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa.

Song song với dự án hình ảnh, ông cũng sưu tập trang phục truyền thống của các dân tộc Việt Nam. Ông muốn xây dựng một bảo tàng văn hóa dân tộc ở Hội An để trưng bày các bức ảnh của ông, trang phục ông thu thập được và những câu chuyện của ông được nghe kể.

Ông cũng hi vọng bộ sưu tập của mình được đem đi triển lãm trên toàn thế giới.

Đây không phải lần đầu tiên nhiếp ảnh gia này khiến người Việt ngưỡng mộ, mang ơn. Trước đó, trong đợt rét kỷ lục hổi đầu năm, ông đã đứng ra kêu gọi bạn bè trên mạng xã hội quyên góp để mua quần áo ấm cho trẻ em Sapa.

Dưới đây là một số bức ảnh trong bộ sưu tập của Réhahn:

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}


{keywords}


{keywords}


{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Chân dung nhiếp ảnh gia người Pháp.

Réhahn, sinh năm 1979 tại Normandy, Pháp. Anh có niềm đam mê du lịch và nhiếp ảnh mãnh liệt. Réhahn đi du lịch để gặp gỡ những con người và ghi lại khoảnh khắc tự nhiên nhất của những người mà anh đã gặp. Thông qua những miền xa này mà Réhahn tìm hiểu được thêm những nền văn hóa mới và quan trọng nhất, để anh học chụp ảnh theo cách đặc biệt của riêng mình.

Năm 2007, trong chuyến đi làm nhiệm vụ cùng với một tổ chức phi lợi nhuận tại Việt Nam, Réhahn đã đem lòng yêu mến con người nơi đây. Anh bắt đầu dành nhiều thời gian hơn vào khám phá Việt Nam và văn hóa của nước này thông qua ống kính máy ảnh của mình trong chuyến đi hàng năm của mình tại Việt Nam. Đến năm 2011, Réhahn quyết định chuyển đến sống tại khu phố cổ nhỏ bé ở Hội An, Việt Nam.

Bảy năm ở Việt Nam đi du lịch bằng chiếc xe máy của mình, Réhahn đã chụp được hơn 40.000 bức ảnh; Anh đã xuất bản 1 cuốn sách ảnh gồm 145 tấm với tên gọi “Việt Nam – Những mảnh ghép tương phản” (“Vietnam – Mosaic of Contrasts.”).

Kim Minh (Theo Insider)