Ngôi nhà được xây dựng từ những năm 30 thế kỷ trước, do kiến trúc sư người Pháp thiết kế với đầy đủ hệ thống lò sưởi, ống khói...

Đến thôn Nà Cạn, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, Lạng Sơn nhiều người sẽ có cảm giác đi lạc vào một khu phố cổ bởi những ngôi nhà được xây dựng từ những năm 30 của thế kỷ trước.

Thiết kế theo kiến trúc kiểu Pháp, trải qua thời gian dài, những ngôi nhà này vẫn giữ được vẻ đẹp cổ xưa. Trong đó, ấn tượng nhất phải kể đến nhà của ông Nguyễn Văn Bảng (SN 1932, xã Đại Đồng).

{keywords}
Ông Nguyễn Văn Bảng cho biết, ngôi nhà này được khởi công xây từ năm 1932. Cụ Nguyễn Văn Tính, cha của ông Bảng, vốn là một thông phán (viên chức làm việc ở các công sở trong thời Pháp thuộc). Sau khi nghỉ hưu, cụ Tính quyết định xây ngôi nhà này. 
{keywords}
Ngôi nhà do một kiến trúc sư người Pháp thiết kế, gồm có 3 gian, rộng khoảng 150m2. Cụ Tính phải thuê những người thợ lành nghề ở Bắc Ninh đến xây dựng trong một thời gian dài.
{keywords}
Ngôi nhà có lò sưởi và cửa sổ làm bằng kính theo kiến trúc Pháp. Ông Bảng còn nhớ, những ngày mùa đông khi ông còn bé, gia đình thường quây quần bên lò để sưởi ấm.

 

{keywords}
Sau này, khi không còn sử dụng, lò sưởi đã được xây bịt lại

 

{keywords}
Dòng chữ "Lụt năm 1986 (Bình Dần)" được ghi lại bên cánh cửa bằng gỗ lim để nhớ sự kiện lũ lụt rất lớn ở huyện Tràng Định. "Nước ngập khắp nơi, người dân phải đi lại bằng thuyền nhưng ngôi nhà của chúng tôi vẫn không bị ảnh hưởng", ông Bảng nhớ lại.
{keywords}
Ống khói trên mái nhà.
{keywords}
Biểu tượng con dơi.
{keywords}
Hoa văn cổ xưa trên mái nhà. Nhà lợp ngói âm dương nên mùa đông ấm, mùa hè thì mát mẻ. 

 

{keywords}
Qua thời gian dài, ngôi nhà cổ đã xuống cấp. Ông Bảng chỉ tay lên những vết nứt của bức tường.
{keywords}
Nhà được xây bằng gạch nung. Màu thời gian đã bao trùm lên tất cả.
{keywords}
Trong kí ức ông Bảng, ngày đó, gia đình ông thuộc hàng giàu có trong vùng. Giai đoạn Pháp chiếm đóng, gia đình ông phải sơ tán. Sau đó họ quay lại sinh sống ở đây cho đến ngày nay.
{keywords}
Hiện, nhiều người trẻ và du khách nước ngoài thường hay ghé vào thăm quan, chụp ảnh. "Ngôi nhà là kỷ niệm của cha để lại nên tôi vẫn thường dặn dò con cháu phải gìn giữ, không được phá bỏ. Ngôi nhà này chưa trải qua một lần sửa chữa nào", ông Bảng nhấn mạnh.
{keywords}
Trưởng thôn Nà Cạn (trái) cho biết: "Thôn Nà Cạn hiện nay có 7 ngôi nhà cổ tương tự vẫn còn bảo lưu được nét độc đáo xa xưa để lại. Theo thời gian, nhiều ngôi nhà cũng dang dần hư hỏng, xuống cấp. Chúng tôi mong muốn nó được coi là di tích và được chính quyền quan tâm, bảo tồn".

Biệt phủ 4000 m2 của vị Tổng đốc giàu có một thời ở Lạng Sơn

Biệt phủ 4000 m2 của vị Tổng đốc giàu có một thời ở Lạng Sơn

Biệt phủ của Tổng đốc Vi Văn Định ở Lạng Sơn rộng hơn 4.000 m2 nhưng nay chỉ còn lại tàn tích.

Ngọc Trang - Diệu Bình