Phong Thổ - Điểm hội tụ văn hoá, ẩm thực, cảnh sắc của Tây Bắc

Đến với Phong Thổ nói riêng và Lai Châu nói chung, du khách có thể thưởng thức và khám phá rất nhiều đặc trưng văn hoá, cảnh sắc thiên nhiên đậm chất núi rừng.

{keywords}
Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ) là điểm sáng du lịch cộng đồng của Lai Châu. Ảnh: Báo Du lịch

Điểm dừng chân đầu tiên du khách có thể trải nghiệm là các bản làng của đồng bào dân tộc Mông và Thái trắng.

Nằm cách trung tâm TP. Lai Châu 30km là bản Sìn Súi Hồ - nơi được mệnh danh là điểm sáng du lịch cộng đồng của Lai Châu. Từ năm 2015, Sìn Súi Hồ đã được công nhận là bản du lịch cộng đồng thu hút đông đảo du khách đến khám phá, trải nghiệm.

Từ 1-2 hộ dân bắt tay vào sửa sang nhà cửa, xây dựng homestay, dần dần cả bản Sìn Súi Hồ cùng chung tay làm du lịch. Gia đình nào không có điều kiện thì trồng rau, nuôi gà, nuôi lợn để cung cấp thực phẩm cho du khách.

Sau một thời gian, cứ đến phiên chợ thứ Bảy hàng tuần, du khách khắp nơi đổ về Sìn Súi Hồ để được uống trà thảo mộc, ngắm hoa lan, thưởng thức những điệu múa xoè…

Các homestay trong bản vẫn mang đậm bản sắc dân tộc, mà vẫn gọn gàng, sạch sẽ, làm hài lòng khách tham quan và lưu trú. Du khách cũng có thể thưởng thức các món ăn truyền thống do chính các chủ homestay chế biến, như: lợn cắp nách, mèn mén, gà đen, rượu ngô, rượu gạo, bánh dày…

{keywords}
Du khách trải nghiệm cách giã bánh dày truyền thống ở bản Sin Suối Hồ. Ảnh: Báo Du lịch

 

{keywords}
Cao 3.049 mét, đỉnh Putaleng được mệnh danh là "nóc nhà thứ 2" Việt Nam, sau Fansipan. Ảnh: Traveloka

Với những ai yêu thích du lịch mạo hiểm, đỉnh Putaleng - đỉnh núi cao thứ 2 Việt Nam, chỉ sau Fansipan - có thể làm thoả mãn tinh thần thể thao của du khách.

Với độ cao 3.049 mét so với mực nước biển, Putaleng nổi tiếng với những dòng suối trong mát, những khu rừng già cổ thụ mà khó có ngọn núi nào sánh được. Putaleng có thể nói là ngọn núi điển hình nhất cho địa hình rừng rậm của miền Bắc Việt Nam.

Để chinh phục “nóc nhà thứ 2 Việt Nam” này, du khách có thể phải dành ra tới 3-4 ngày đêm, vượt 34km đường rừng, đi qua nhiều con suối đẹp và không thể thiếu những con dốc đặc trưng.

{keywords}

Putaleng có thể nói là ngọn núi điển hình nhất cho địa hình rừng rậm của miền Bắc Việt Nam.

Phong Thổ có nhiều lễ hội và chợ phiên mang đậm bản sắc dân tộc. Một trong những chợ phiên không thể không kể đến là Dào San, họp vào thứ Năm và Chủ Nhật hàng tuần ở trung tâm xã Dào San.

Chợ phiên Dào San bây giờ không chỉ là nơi gặp gỡ, mua bán, trao đổi hàng hoá của bà con 8 xã vùng cao Phong Thổ, mà đã được thông thương phát triển hơn. Các thương lái từ xuôi cũng lên đây mang theo đủ thứ mặt hàng bày bán. Những đặc sản riêng của Dào San cũng được thu mua và đưa tới khắp các nẻo gần xa.

Ở nơi núi rừng heo hút này, chợ phiên Dào San giống như một nét chấm phá, mang lại niềm vui, tiếng cười, những phút giây ồn ã hiếm có của người Phong Thổ.

{keywords}
Chợ phiên Dào San họp vào thứ Năm và Chủ nhật hàng tuần ở trung tâm xã Dào San. Ảnh: cungphuot.info
{keywords}
Nơi bán gùi, quẩy tấu ở chợ phiên Dào San. Ảnh: Pháp luật Việt Nam
{keywords}
Chị em xúng xính váy áo đi chợ phiên Dào San. Ảnh: Pháp luật Việt Nam

Nếu du khách đến Phong Thổ vào đúng dịp rằm tháng 9 (âm lịch) hằng năm, tại xã Mường So sẽ diễn ra lễ hội Cơm mới (hay còn gọi là lễ hội cốm mới) của người Thái trắng.

Lễ hội là nơi người dân cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi phát triển, cũng là nơi giao lưu tình cảm của các cư dân trên địa bàn toàn tỉnh.

{keywords}
Lễ hội Nàng Han tôn vinh nữ anh hùng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm của đồng bào Thái trắng, vừa mong cầu sự no ấm, cuộc sống an lành, nhân khang, vật thịnh, mùa màng tươi tốt cho khắp bản làng. Ảnh: cungphuot.info
Lai Châu và cuộc chuyển đổi “không có gì để mất”

Lai Châu và cuộc chuyển đổi “không có gì để mất”

Chuyển đổi số là lợi thế của các tỉnh nghèo do không phải đầu tư quá nhiều. Quan trọng là quyết tâm, kiên định của người đứng đầu, sự đồng thuận của toàn hệ thống chính trị.

Song Ngư - Đăng Dương