Phạt trẻ trước mặt người khác

{keywords}
 

Các phụ huynh hay nổi khùng lên, quát mắng, thậm chí trừng phạt con cái trước mặt người khác khi con có hành động, cử chỉ không đúng ý bố mẹ.

Bố mẹ nghĩ như vậy là cách dạy con nhưng đây lại là phương pháp giáo dục tồi.

Trẻ con cũng quan tâm đến ý kiến ​​của những người xung quanh chúng. Khi bị bố mẹ mắng ở nơi công cộng, chúng sẽ xấu hổ và mất dần sự tự tin.

Bạn hãy nhớ rằng, trẻ con rất nhạy cảm. Những lời khen của bố mẹ có thể chúng nhớ không hết nhưng nếu chỉ mắng chúng một lần thì chúng sẽ nhớ mãi mãi.

Ảnh hưởng từ quá khứ

{keywords}
 

Mỗi người đều trải qua quãng thời thơ ấu đầy ắp kỷ niệm. Trong đó, có cả những kỷ niệm vui và kỷ niệm buồn đan xen. Ít ai biết rằng, những chuyện xảy ra trong quá khứ sẽ quyết định đến cách cư xử của mình với con cái sau này. 

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta lặp lại những sai lầm của cha mẹ mình. Điều quan trọng là chúng ta học hỏi từ những sai lầm đó và cố gắng bảo vệ con khỏi những cảm xúc tiêu cực. 

Ví dụ, chúng ta biết rằng dùng đòn roi chỉ mang đến những hậu quả tiêu cực nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn sử dụng hình phạt này. Họ luôn cố gắng chứng minh mình đúng và nói rằng, cha mẹ họ vẫn làm như thế.

Ít bày tỏ cảm xúc với con

{keywords}
 

Bạn hãy nhớ rằng, nếu chúng ta ít bày tỏ tình cảm với con, chúng sẽ thấy lạc lõng và cô đơn trong chính gia đình của mình. 

Khi chúng ta không lắng nghe cảm xúc và ý kiến ​​của con hoặc thờ ơ với chúng, rất có thể con chúng ta sẽ hành động giống như vậy với người khác.

Trong tương lai, con có thể khó kết bạn, khó tạo lập các mối quan hệ trong xã hội.

Những thói quen xấu

{keywords}
 

Cha mẹ là tấm gương cho con cái. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, có mối liên hệ chặt chẽ giữa thói quen của các bà mẹ và tình trạng tăng cân ở con cái. 

Với những phụ nữ có một lối sống lành mạnh, nguy cơ béo phì ở con cái của họ thấp hơn 75%.

Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng thói quen tốt có ảnh hưởng tích cực đến trẻ em là có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc, không uống rượu hoặc uống rất ít rượu.

Ngoài ra, trẻ nhỏ ít có nguy cơ béo phì hơn 30% nếu cha chúng dành nhiều thời gian chơi với chúng.

Chiều con quá mức

{keywords}
 

Cách nuôi dạy của cha mẹ trong quá khứ với chúng ta có thể dẫn đến những sai lầm trong cách dạy con của chúng ta sau này. 

Ví dụ, trước đây cha mẹ độc đoán, kìm kẹp quá mức khiến bạn cảm thấy khó chịu và ngột ngạt, khi có gia đình, sinh con, bạn thường có xu hướng cho con tự do làm điều chúng thích. 

Điều này sẽ khiến đứa trẻ nghĩ ngược lại, chúng cho rằng cha mẹ ít quan tâm chúng. 

Lời khuyên cho các bậc phụ huynh là luôn quan tâm con nhưng để con có khoảng tự do nhất định. 

Coi con là "trung tâm vũ trụ"

Nhiều cha mẹ luôn coi con là "trung tâm vũ trụ" và họ cố gắng làm những gì tốt nhất có thể cho con.

Thế nhưng, ngoài xã hội, chúng chỉ là những đứa trẻ bình thường. Nếu chúng ta luôn coi con là "trung tâm vũ trụ", khi lớn lên chúng sẽ trở thành người có tính ích kỷ, luôn đòi hỏi quyền lợi và khó được lòng người khác. 

Việc bảo vệ con quá mức có thể khiến con luôn sợ hãi, rụt rè trong giao tiếp.

Chúng sẽ sợ phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào hoặc sợ phải bước qua ranh giới an toàn của chúng - như gặp gỡ người bạn mới hoặc bắt đầu kinh doanh...

Phá hủy lòng tin

{keywords}
 

Bạn cần giúp con hiểu rằng, chúng có thể tin tưởng vào người thân của mình. 

Niềm tin của trẻ em (đặc biệt là thanh thiếu niên) rất dễ mất đi nếu cha mẹ mất kiểm soát cảm xúc và khiến chúng sợ hãi.

Điều này có thể khiến họ mất kết nối tình cảm với gia đình và không cảm thấy được bảo vệ.

Trẻ em phát triển tốt hơn và chúng trở thành những người trưởng thành khỏe mạnh khi gia đình là một hòn đảo an toàn mà chúng có thể phiêu lưu khám phá thế giới.

Hành vi hung hăng

{keywords}
 

Trẻ em học cách giải quyết vấn đề bằng cách quan sát cha mẹ khi họ phải đối mặt với khó khăn.

Đôi khi, chính những đứa trẻ là nguyên nhân gây ra rắc rối này. Việc cư xử thô lỗ hoặc thể hiện cảm xúc tiêu cực với con khi còn nhỏ có thể dẫn đến các vấn đề về kiểm soát cơn giận. Khi lớn lên, chúng sẽ trở thành người nóng nảy, dễ mất kiểm soát và hung hăng. 

Tôn trọng và bình đẳng với con

{keywords}
 

Sau một cuộc chiến nghiêm trọng giữa cha mẹ và con cái, bạn phải cố gắng khắc phục tình hình - khôi phục lòng tin với con. 

Để làm được điều này, bạn phải bình tĩnh và nói chuyện một cách bình đẳng, thể hiện sự tôn trọng với trẻ.

Bạn hãy lắng nghe để cho con biết rằng bạn quan tâm đến cảm giác của chúng và cố gắng nhìn nhận vấn đề từ góc độ của con.

Sau đó, bạn hãy nói về cảm xúc của mình, giải thích lý do khiến bạn tức giận và xin lỗi. Đây là một cách để cho trẻ thấy rằng bố mẹ là người chúng có thể tin tưởng. 

7 cách giúp cha mẹ dạy con về cái chạm không an toàn trên cơ thể

7 cách giúp cha mẹ dạy con về cái chạm không an toàn trên cơ thể

Dưới đây là 7 cách giúp bạn dạy con về những vùng cấm trên cơ thể và nhận biết những cái chạm tay không an toàn của người khác dành cho mình. 

Thái Minh (Theo Brightside)