Có tới 8/9 mẫu đồ uống ở các tuyến phố Hà Nội có nhiễm loại vi khuẩn phổ biến trong phân.

{keywords}

Trà chanh phố Nhà Thờ bị đánh giá là "có phát hiện vi khuẩn E.coli", trong khi đó Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống phải là 0/100ml. Ảnh minh họa

Sáng nay (23/7), Tạp chí Health+ tổ chức Hội thảo "Khỏe và An toàn để tận hưởng cuộc sống" và công bố kết quả xét nghiệm một số mẫu đồ uống do đơn vị này phối hợp với Trung tâm Kiểm nghiệm và hợp chuẩn (Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam) thực hiện vào đầu tháng 7/2013.

Theo đó, có 9 mẫu nước uống đường phố thông dụng được kiểm nghiệm, gồm : Nước trà xanh (đá); Nước trà xanh; Nước trà bát bảo; Nước mía; Nước ngô; Nước trà đá; Nước trà nhân trần, Nước vối, cũng như mẫu nguyên liệu khô tiền pha chế (Nhân trần khô) tại các phố: Hoàng Cầu, Lãn Ông, Đê La Thành, Cát Linh…

Việc xét nghiệm thông qua nhiều phương pháp: Đánh giá cảm quan; các chỉ tiêu :tổng số VK hiếu khí; tổng số nấm men, nấm mốc; vi khuẩn E.Coli; B.Cereus; các giới hạn kim loại nặng: Pb, Hg, Cd; Hàm lượng acid maleic.

{keywords}

Các chuyên gia nói về nguy cơ của những loại đồ uống đường phố.

Kết quả cho thấy, tổng số vi khuẩn hiếu khí : 3/9 mẫu vượt mức cho phép. Chỉ tiêu này  đánh giá chất lượng của mẫu về vi sinh vật, gây hỏng thực phẩm , thời gian bảo quản của sản phẩm, mức độ vệ sinh trong chế biến…

Với khi khuẩn B.cereus : 9/9 mẫu vượt mức cho phép, đặc biệt cao ở mẫu nhân trần khô–đánh giá nguy cơ gây nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn quan trọng ở các nước. B.cereus có mặt ở khắp nơi trong môi trường và gây bệnh bằng sinh độc tố. Ở Đài Loan, B.cereus xếp thứ 3 trong các nguyên nhân chính gây ngộ độc.

Đặc biệt, với E.coli, loại vi khuẩn phổ biến trong phân, có thể gây ngộ độc cấp tính, làm tăng nguy cơ mắc bệnh  tiêu chảy, tồn tại trong 8/9 mẫu xét nghiệm.

Trong số các mẫu, thì nhân trần khô và nước nhân trần ở phố Lãn Ông và Đê La Thành hầu hết đều không đạt mọi chỉ tiêu đề ra.

Kết quả này đã bước đầu cung cấp thông tin về thực trạng ô nhiễm vi sinh vật, kim loại nặng trong thức uống đường phố Hà Nội. Nhóm nghiên cứu cho rằng phải tổ chức quy mô lớn hơn để đánh giá sát thực về nguy cơ gây bệnh cho cơ thể của các vi sinh vật, chất độc hại có trong thức uống nói riêng và thức ăn đường phố nói chung trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

(Theo Giadinh.net)