Những ngày gần đây, giới trẻ Việt “dậy sóng” bởi hai chữ “giới hạn”. Giới hạn là gì? Đâu là lằn ranh giữa giới hạn và viện cớ? Liệu không có giới hạn, cuộc sống có dễ thở hơn?

Sự nhập nhằng giữa giới hạn và ngụy biện

Chọn sống nhập nhằng giữa những giới hạn và nguỵ biện với “thế thôi” hay “đủ rồi”, giới trẻ Việt quên mất rằng mình hoàn toàn có khả năng bứt phá khi tự mình có thể phá vỡ những giới hạn. Đó là suy nghĩ phổ biến của nhiều người Việt trẻ, thế nhưng khi một đoạn phim ngắn được tung ra trên kênh Youtube bởi nhãn hàng Sting, nhiều người đã phải thay đổi suy nghĩ.

Bên cạnh những thước phim hành động chất lừ, phim ngắn “Khi giới hạn đặt ra để phá vỡ” còn gây ấn tượng mạnh mẽ với những lời thoại đi sâu vào tâm trí người xem về trăn trở của những người Việt trẻ: “Tại sao mình còn ở đây? Khi nào mới qua khó khăn này? Thế thôi chắc đã đủ! Thế thôi đã tốt hơn nhiều người! Thế thôi đã gắng sức lắm rồi!...

Cũng bằng cách gọi tên những giới hạn, gạt bỏ những “nguỵ biện” của bản thân, 3 nhân vật chính Duy Nhất, Kim Dung và Quang Đại trong đoạn phim ngắn này đã chính thức khẳng định: “Giới hạn đặt ra là để phá vỡ”.

 

{keywords}
Vô địch Quyền Anh Thái - Nguyễn Trần Duy Nhất chọn mục tiêu vượt qua chính bản thân mình để phấn đầu mỗi ngày vì với anh, giới hạn là chính bản thân mình.
{keywords}
Với cascadeur Kim Dung - Giới hạn là đến từ định kiến. Khi không ai nghĩ một cô gái nhỏ bé lại có thể làm được những điều nguy hiểm vốn định nghĩa dành riêng cho cánh đàn ông thì với Dung, chẳng có giới hạn nào là không thể phá vỡ vì quan trọng nhất là được theo đuổi đam mê của mình.

 

{keywords}
Còn với Quang Đại - Cơ trưởng 9x thì giới hạn là do chính mình đặt ra và không ít giới trẻ đang dùng nó để viện cớ cho sự ngưng cố gắng của mình.

 Giới hạn đặt ra là để phá vỡ

Không quá khó để lý giải cho con số hơn 3.2 triệu lượt xem chỉ trong vài ngày kể từ khi chính thức được tung ra, phim ngắn “Khi giới hạn đặt ra để phá vỡ” đã đánh vào đúng “tim đen”, hay nói cách khác - đã đi vào tâm khảm của những người Việt trẻ khi nói đến chủ đề “Giới hạn”.

Giới hạn là có thật nhưng chắc chắn không phải là thứ tồn tại duy nhất. Có những giới hạn đến từ những định kiến xã hội, đôi khi là do chính bản thân mà những bức tường giới hạn dần to lớn và đứng chắn trước mặt bạn. Thế nhưng mỗi bức tường đó lại chính là động lực, để bạn biết bạn cần phải phá vỡ nó để bứt phá cho bản thân và thậm chí cho cả những mục đích, những sứ mệnh cao lớn hơn thế nữa.

Không có giới hạn thì không bao giờ bạn có thể bứt phá - Bởi không có giới hạn, bạn không có động lực lẫn đích đến cho mọi cuộc đua. Và vì thế an nhàn sẽ mãi an nhàn, và bạn sẽ luôn hài lòng với chính bản thân mình mà không biết mình hoàn toàn có khả năng phá vỡ những giới hạn đó để bứt phá.

Ba nhân vật trong đoạn phim ngắn chính là nhân chứng sống cho những điển hình phá vỡ giới hạn để bứt phá mà nhãn hàng Sting muốn vinh danh và truyền cảm hứng đến cho giới trẻ Việt. Và vẫn còn nhiều, nhiều lắm những người Việt trẻ đang mỗi ngày gọi tên những giới hạn mà mình đang có, để phá vỡ và bứt phá cho bản thân và cho một mục đích to lớn hơn.

“Ngày hôm nay là bứt phá của hôm qua. Kỷ lục mới được lập ra là để xô ngã. Không có gì là vĩnh viễn. Không có trận chiến nào là cuối cùng. Giới hạn đặt ra để phá vỡ. Phá vỡ giới hạn vì một Việt Nam bứt phá.” Đó cũng là thông điệp mà nhãn hàng Sting, nước uống tăng lực dành cho giới trẻ muốn truyền tải. Bằng nguồn năng lượng bứt phá mọi giới hạn, Sting vinh dự đồng hành cùng giới trẻ để phá vỡ mọi giới hạn.

Đọc giả có thể xem phim ngắn từ Sting – Khi giới hạn đặt ra là để phá vỡ tại: https://www.youtube.com/watch?v=ygWuJx7Aixg

 Lệ Thanh