- Nhà xuất bản CAND phối hợp Viện Lịch sử CAND vừa tổ chức giới thiệu sách “Những lá thư thời chiến Công an nhân dân” tại Hà Nội.

Hướng tới kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017), kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Ban liên lạc cán bộ Công an chi viện (CACV) chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tổng cục Chính trị CANN tổ chức chỉ đạo xuất bản cuốn sách “Những lá thư thời chiến Công an nhân dân”.

{keywords}

Ra mắt sách "Những lá thư thời chiến Công an nhân dân".

Cuốn sách giới thiệu 113 bức thư của 37 tác giả với dung lượng 320 trang, tập hợp những câu chuyện chân thực của người lính nơi chiến trường và cả những câu chuyện của người thân họ nơi hậu phương.

“Những lá thư thời chiến Công an nhân dân” còn có thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Giám đốc Công an Khu XII ngày 11/3/1948 và bài nói chuyện của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn, gửi cán bộ chiến sĩ An ninh Khu Trị - Thiên - Huế tháng 5/1970. 

{keywords}

Theo đại tá, nhà văn Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc NXB CAND: “Những lá thư thời chiến Công an nhân dân” thể hiện chân thực và phong phú các mặt sinh hoạt rất đời thường trong cuộc sống và tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ Công an ở mặt trận và những người thân yêu của họ sống ở hậu phương miền Bắc hoặc ở phía sau mặt trận. 

Cuốn sách góp phần đẩy mạnh các hoạt động tiếp lửa truyền thống của nghĩa tình đồng đội và đạo lý “đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn” trong lực lượng CAND. 

Việc tổ chức sưu tầm và biên soạn cuốn sách là một trong những hoạt động thiết thực nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Công an nhân dân vì nước quên thân vì nhân dân phục vụ”...

Để tổ chức thực hiện xuất bản sách, Tổng cục Chính trị CAND đã chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp và khuyến khích các Câu lạc bộ, Ban Liên lạc Công an hưu trí tổ chức sưu tầm, tiếp nhận thư trên phạm vi trong nước và quốc tế.

Ban Biên soạn đã nhận được hàng trăm lá thư của thân nhân và CBCS Công an; trong đó nhiều thư có nội dung rất xúc động như thư của Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phan Văn Lai, Đại tá Hồ Thanh Can, Đại tá Đoàn Hạp, Thượng tá Phạm Văn Bạn, Trung tá Hoàn Thị Minh Hồng…

Cùng với đó, Ban biên soạn đã nhận được sự đóng góp về nguồn tư liệu của Đại tá, Nhà văn Đặng Vương Hưng, người đã nhiều năm cất công sưu tầm và giới thiệu đến độc giả những lá thư thời chiến Việt Nam.

Diệu Bình