Khi mọi người ra về, tôi đứng bên nhà nhìn sang chị Thủy, thấy quần áo chị xộc xệch, gương mặt lem luốc vì vừa xô xát với khách hàng mà thấy hạ hỏa trong lòng. Tôi nghĩ, lộc lá hay tai họa là do mình mà ra.

Vừa mới đầu năm mới nhưng tôi đã rất bức xúc vì chị hàng xóm tên Thủy lắm điều. Chị này xây nhà 4 tầng, có ô tô riêng, chồng làm kinh doanh lớn trong khi nhà tôi là nhà cấp 4. Chị ta có tính khoe khoang, hễ sắm đồ mới là thể nào cũng chạy sang nhà tôi thông báo.

Với chị, món đồ nào chị mua cũng quý còn đồ đạc nhà tôi chỉ là hạng bỏ đi. Tôi tức anh ách nhưng vì muốn giữ hòa khí hàng xóm láng giềng nên cố gắng làm mặt mũi tươi cười để tiếp chuyện. Thế nhưng lần này, tôi không thể nhịn nổi nữa.

{keywords}
Ảnh: VietNamNet

Nhà tôi vốn không thích chuyện cúng bái, đốt vàng mã vào tuần rằm, mồng một. Thế nên, ngày rằm tháng Giêng tôi vẫn làm lễ rất đơn giản.

Tôi đi làm, chiều về chỉ mua ít hoa quả thắp hương. Đi qua nhà chị Thủy, tôi thấy chị đang đốt số vàng mã to như đống rơm ở cổng nên chỉ hỏi han xã giao. Nào ngờ, chị gọi tôi đứng lại nói chuyện không dứt.

Chị bảo, hôm nay ngày Rằm, chị sắm đồ tươm tất. Riêng số vàng mã này đã hết cả chục triệu gồm ngựa, tiền vàng, áo gấm, mũ mã, xe máy, ô tô, điện thoại, máy tính và cả biệt thự… để các cụ nhà chị có đầy đủ đồ dùng. Tôi tấm tắc khen chị chu đáo, cẩn thận.

Khoe đồ nhà mình xong, chị hỏi về việc cúng rằm ở nhà tôi. Sau đó, chị liếc qua mấy cái túi trên giỏ xe máy của tôi rồi cười mỉm… Tôi chào chị đi về lo cơm nước. 

Sáng hôm sau, vừa mở mắt ngủ dậy, một bà hàng xóm khác đã chạy sang nhà tôi nói chuyện.

Bà bảo chị Thủy xấu tính, ra sân tập thể chơi cứ nói oang oang với mọi người rằng tôi ky bo. Rằm tháng Giêng, cả làng cả nước đốt vàng mã cúng các cụ, xin phù hộ độ trì mà nhà tôi không mua nổi mấy lễ tiền vàng, thảo nào bao năm nay vẫn nghèo túng…

Đến nước này thì tôi không nhịn được nữa. Tôi xả ra cả tràng bức xúc với bà hàng xóm. Đến mức, chồng tôi phải giả bộ giục tôi đi làm kẻo muộn giờ để ngăn câu chuyện của tôi.

Bà hàng xóm về rồi, chồng tôi mới tỉ tê phân tích để tôi hạ hỏa. Thế nhưng, đến nơi làm việc, đầu tôi vẫn cứ ong ong vì tức giận. Hóa ra chị ta luôn để ý chuyện nhà tôi rồi lấy cớ bêu riếu, chọc ngoáy.

Chị ta ở cạnh nhà tôi nhưng có cả cửa hàng tạp hóa ngoài chợ, lại quen ăn nói thục mạng nên có sang nói lý với chị ta thì tôi cũng chịu thua. Vì thế, tôi lại cố gắng nuốt cơn giận giữ.

Tuy nhiên, chiều hôm đó đi làm về, tôi phát hiện khá đông người đến bao vây chửi bới chị Thủy.

Hóa ra, chị ta bán sữa giả. Khách mua về sử dụng được vài ngày đã phát hiện vị chua, mốc nên mang đến cửa hàng đòi đổi.

Chị Thủy không đồng ý nên hai bên xô xát cãi nhau. Khách mua bức xúc mới gọi người đến vây quanh nhà chị Thủy. Họ còn dọa sẽ gọi công an nên chị Thủy phải xuống nước xin lỗi và đền bù. Lúc đó, mọi việc mới được giải quyết…

Khi mọi người ra về, tôi đứng bên nhà nhìn sang chị Thủy, thấy quần áo chị xộc xệch, gương mặt lem luốc vì vừa xô xát với khách hàng mà thấy hạ hỏa trong lòng.  

Tôi nghĩ, lộc lá hay tai họa là do mình mà ra. Nếu đốt vàng mã cúng bái mà cầu được hết tài lộc trong thiên hạ thì cần gì mọi người phải miệt mài học tập, lao động...

Người phụ nữ đốt vàng mã giữa hàng loạt xe tay ga

Người phụ nữ đốt vàng mã giữa hàng loạt xe tay ga

Dù bên cạnh là nhiều xe máy nhưng người phụ nữ vẫn thản nhiên mang vàng mã ra đốt khiến không ít người giật mình.

Trang Hạ: 'Sao dùng vàng mã để giao tiếp với cả Phật và người âm?'

Trang Hạ: 'Sao dùng vàng mã để giao tiếp với cả Phật và người âm?'

"Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay" - đoạn tả tiết Thanh Minh trong tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du). Nhưng Nguyễn Du chưa bao giờ nói rằng người Việt Nam đốt vàng mã...

'Trong giáo lý nhà Phật không có tục đốt vàng mã'

'Trong giáo lý nhà Phật không có tục đốt vàng mã'

"Tục đốt vàng mã chỉ gắn liền với các tín ngưỡng dân gian, Phật giáo không có kinh sách nào nhắc tới việc đốt vàng mã", Thượng tọa Thích Đức Thiện nói.

Nguyễn Thu Hằng (Hà Nội)