Đại biểu UBMT tổ quốc và Ban dân tộc các tỉnh cho rằng trong công tác giảm nghèo, cần “cho cần câu, chứ không cho con cá” để khuyến khích người nghèo có ý thức vươn lên trong cuộc sống.

Tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay chiếm gần 50% tổng số hộ nghèo trong cả nước. Do vậy, nhiều nguồn lực đang được tập trung vào khu vực này nhằm đẩy nhanh công tác giảm nghèo.

Hiện nay, nhiều chính sách dự án, hoạt động cụ thể đang tiếp tục được triển khai nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam. Trong đó phải kể đến như Quyết định 167 của Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo; Dự án Ngân hàng bò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; sửa chữa, xây mới nhà đồng đội cho hộ quân nhân nghèo của các đơn vị trong quân đội hay hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật có việc làm ổn định của Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam.

{keywords}

Thông qua các chương trình, dự án như Chương trình 135, Nghị quyết 30a, Chương trình 167..., nhà nước đã hỗ trợ bà con cây, con giống, khoa học kỹ thuật để vươn lên làm giàu để có sinh kế lâu dài, thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu.

Theo thống kê, đã hàng chục hộ nghèo được hưởng lợi từ các dự án này. Lợn, dê, trâu, bò giống… được cấp miễn phí cho người nghèo đã thực sự thổi luồng sinh khí mới vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Người nghèo đã có cần câu, họ biết làm gì để vươn lên có cuộc sống tốt hơn.

Cùng với đó là công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trong giai đoạn 2011-2015, cả nước có hơn một triệu 148 nghìn người được hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp để thực hiện các dự án trong chương trình xây dựng nông thôn mới, làm dịch vụ phục vụ sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội. Trong năm 2016 có thêm 126.000 người học nghề nông nghiệp.

Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, từng bước được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc miền núi giảm từ 2-4%, riêng các huyện nghèo giảm trên 4%. Kết cấu hạ tầng tiếp tục được tăng cường, công tác giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ, giá trị văn hóa dân tộc được quan tâm bảo tồn và phát huy, hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững.

Từ thực tiễn phối hợp ở cơ sở, các đại biểu cho rằng công tác vận động đồng bào thiểu số phải hiểu phong tục tập quán, tâm lý của đồng bào, không nặng về lý thuyết chung chung, phải bằng việc làm, mô hình cụ thể để cho đồng bào tai mắt thấy tai nghe, tạo thành động cơ thôi thúc đồng bào tự giác, hăng hái tham gia.

D.Minh - Bích Thủy