Sống ở Hà Nội ít lâu, tôi đã dần hiểu chuyện ăn uống ở đây không đơn thuần là chuyện nạp năng lượng mà qua cách ăn uống như thưởng thức một cốc cà phê nâu cũng thể hiện sự thanh lịch, sành điệu và một niềm tự hào nhất định của dân Hà Thành.

Hà Nội ẩm thực từ cổ chí kim

Một lần, tôi nghe một người “Hà Nội gốc” giải thích vì sao họ chọn hàng bún đậu này mà không chọn hàng khác. Họ tìm thấy sự khác nhau ở từng chi tiết nhỏ như đậu rán bằng mỡ lợn hay dầu ăn, họ kén cả việc thịt thái dày hay mỏng là vừa miệng, họ biết được mắm tôm thêm bao nhiêu giọt cà cuống là đủ.

{keywords}

Hai thế kỷ trước, thi sĩ Tản Đà đã không ngại đưa chuyện ăn uống vào các tác phẩm của mình, với ông, ăn uống là nghệ thuật. Ông đã nâng ẩm thực lên tới một nghệ thuật tinh vi, tuy có hơi phiền toái nhưng chính cái phiền toái ấy lại là yếu tố tạo thi vị cho miếng ăn, thức uống. Và khiến người ta nhớ mãi về một Tản Đà rất CHẤT: chất trong thơ, chất trong ăn uống.

Gần hơn, nhà văn Nguyễn Tuân từng nhận mình có một “nhãn quan ẩm thực” ông tiếp cận chuyện ăn uống không phải chỉ với vị giác, mà còn là với một công trình nghệ thuật tinh tế, tuyệt vời mà ông gọi là “đỉnh cao của một dạng văn hóa dân tộc”.

Còn Thạch Lam trong “Hà nội 36 phố phường”, ông viết: “Ăn quà cũng là một nghệ thuật. Ăn đúng cái giờ ấy, và chọn người bán ấy mới là người sành ăn…”. Chính tất cả những điều này khiến cho ai ở Hà Nội khi xa đều cảm thấy: “Nhớ không biết bao nhiêu, mà không biết nhớ gì. Nhớ tất cả mà không nhớ gì rõ rệt”. (Vũ Bằng)

Ăn uống đúng cũng lắm công phu

Trong nhịp sống hiện tại, để giữ nguyên cái thanh lịch của “người Tràng An” không phải dễ. Giờ làm công sở với những ngổn ngang giao thông mỗi sáng không cho phép ta lê la bên ly nâu nóng ở Phố Tạ Hiện hay góc Hàng Buồm. Nhưng đừng vì thế cho phép mình dễ dãi trong việc qua loa với một cốc cà phê. Nó ví như, một người đàn ông khi bận rộn có thể chọn cho mình một bộ trang phục đơn giản nhưng cần hợp gu đúng chất, không nên xuề xòa, lượm thượm.

{keywords}

Khi nâng một cốc cà phê tại nhà, hay tại bàn làm việc mỗi buổi sáng xin đừng xem nó là một nước uống thông thường. Nếu bạn chỉ đánh tọt một hơi hết cốc thì có thể bạn đang không uống cà phê đúng nghĩa. Chỉ khi bạn cảm nhận được cái ấm áp trao tay của người pha cho bạn, nghe được tiếng leng keng của chiếc thìa va vào thành cốc, ngửi được hương thơm của cà phê nguyên chất rang xay… thì lúc đó, hẳn là bạn đang uống cà phê.

Hãy đừng lo lắng về chuyện khác biệt về cảm thụ. Vì cà phê cũng như bất cứ thứ nào khác, khi đã nâng lên thành nghệ thuật thì mỗi người sẽ có một gu riêng, một chất riêng. Hãy cứ để những bình phẩm về mỗi loại cà phê như là cách mà những người đàn ông nói chuyện với nhau mỗi sáng. Nhưng có một điểm chung là, với cà phê, dù uống riêng hay pha với sữa, sự đậm đặc nguyên chất luôn là yêu cầu tối thiểu của dân sành uống.

Trong một dòng sản phẩm mới của mình, Vinacafé CHẤT - cho ra một loại cà phê hòa tan “không giống ai” so với các loại cà phê hòa tan thông thường. Nhưng lại rất giống cách mà người Hà Nội vẫn hay thưởng thức. Đó là công nghệ mô phỏng pha phin ở nhiệt độ chuẩn 90 độ C, chắt lọc ra 100% nước cốt đầu tiên của cà phê rang xay nguyên chất. Đây chính là cách mà những hàng quán cà phê trứ danh Hà thành vẫn hay pha.

Khi thưởng thức Vinacafe CHẤT - Hà Nội cà phê nâu người ta loại bỏ những âu lo khi uống cà phê pha sẵn trước kia: chiết xuất ở nhiệt độ cao 150 độ và sử dụng nước cốt đầu pha với các loại nước cốt sau tạo thành một thức uống liền đậm chất vội vàng, qua loa.

Không hiểu sao tôi vẫn cứ ám ảnh một câu nói của Thạch Lam: “Một cách cầm đũa, một cách đưa thìa lên húp canh báo cho ta biết về một hạng người hơn là hàng trăm pho sách. Bảo cho tôi biết anh ăn uống món gì, ra sao tôi sẽ nói anh là người thế nào”.

Hoàng Đăng