- Tiếng hát, vai diễn của Thanh Lan luôn khiến người xem rung động. Thanh Lan liên tục hát, liên tục đóng phim và liên tục đi lưu diễn nước ngoài với những nhạc sĩ, đạo diễn hàng đầu Việt Nam thời bấy giờ.

Tình tin đồn của Cường đô la nức nở ngày trở lại

Ngôi sao chói sáng của thập niên 1980


Những người say mê bộ phim này đều ấn tượng mạnh bởi vẻ đẹp, sự mạnh mẽ và duyên dáng của nhân vật Thùy Dung bên cảnh vẻ lãng tử của Nguyễn Thành Luân trong Ván bài lật ngửa. Nhận thấy rằng lối diễn xuất và ngoại hình rất phù hợp của Thanh Lan đã để lại ấn tượng sâu sắc với Lê Hoàng Hoa nên cô tiếp tục là Thùy Dung của bộ phim trong những tập về sau trong các năm 1985, 1986, 1987.

Trong năm 1986, sau khi quay xong tập 6 Lời cảnh cáo cuối cùng của phim Ván bài lật ngửa, Thanh Lan được đạo diễn Nguyễn Xuân Thành mời vào vai Diệu Hương cho phim Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc đóng cùng với Đơn Dương. Bộ phim cũng đã đánh dấu mối tình ồn ào của cô và nam diễn viên này một thời gian dài. Cô đã diễn xuất thành công vai Diệu Hương. 

Bộ phim Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc khi trình chiếu nhân dịp Tết Nguyên đán năm 1987 đã ăn khách đứng hàng thứ hai sau phim Cao áp và nước lũ - tập 7 của Ván bài lật ngửa, đồng thời đây cũng là bộ phim Việt Nam ăn khách đạt doanh thu đứng hàng thứ ba trong năm 1987 sau các phim Cao áp và nước lũ, Trả lại tên cho em - tập 4 của phim Biệt động Sài Gòn.

{keywords}

Năm 1987, sau khi hoàn thành vai diễn Thùy Dung trong Vòng hoa trước mộ - tập 8 của phim Ván bài lật ngửa. Thanh Lan tham gia phim Ngoại ô của đạo diễn Lê Văn Duy. Năm 1989, cô thể hiện vai Thục Nhàn trong tập 1 bộ phim Đằng sau một số phận do đạo diễn Lê Hoàng Hoa thực hiện. Thanh Lan cũng đã lồng tiếng giọng Huế cho vai Nguyệt trong phim Cô gái trên sông của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Người thể hiện vai này là diễn viên Minh Châu. 

Thanh Lan còn tổ chức những buổi biểu diễn riêng như Tiếng hát Thanh Lan vào năm 1991 tại sân khấu 4A ngoài trời Nhà văn hóa Thanh niên, đêm nhạc Thanh Lan vào năm 1992 tại hội trường 1 Nhà văn hóa Thanh niên. Thanh Lan đã từng thu âm băng nhạc cho các hãng băng như: Sài Gòn Audio, Bến Thành Audio, Vafaco, Phương Nam phim, Trẻ, Phú Nhuận...

{keywords}

Ở lĩnh vực sân khấu, Thanh Lan có tham gia đóng vai một nhân vật Mỹ trong một vở kịch ngắn trình diễn trên sân khấu đoàn ca nhạc điện ảnh Sài Gòn và tham gia thu âm băng cassette chương trình hài kịch Đội lốt Việt kiều cùng với các nghệ sĩ Duy Phương, Tú Trinh, Nguyên Hạnh, Túy Phượng. Năm 1991, cô đã từ chối không tham gia vở kịch Tình nghệ sĩ do đạo diễn Hồng Phúc dàn dựng.

Trong sự nghiệp điện ảnh của mình, Thanh Lan đã từng từ chối ba phim: Chuyện tình của biển (1989), Tên phim dành cho khán giả (1992), Qua mùa giông bão - tập 3 của phim Nước mắt học trò (1993). Cuối năm 1993, Thanh Lan chuẩn bị làm bộ phim điện ảnh đầu tay Đan Thanh do cô viết kịch bản và đạo diễn, với Nguyễn Chánh Tín và Lê Cung Bắc đóng vai chính nhưng cuối cùng bộ phim không được thực hiện.

Trong lúc sự nghiệp đang phát triển, nhiều vai diễn của Thanh Lan để lại ấn tượng tốt trong lòng khán giả, tên tuổi Thanh Lan được khẳng định không chỉ riêng lĩnh vực phim ảnh mà cả kịch nói lẫn ca nhạc. Trong một chuyến theo đoàn nghệ thuật xuất ngoại dự buổi ra mắt phim Tình người đóng chung với Lê Tuấn, cô bất ngờ ở lại Mỹ và định cư tại đây. 

Sự nghiệp điện ảnh của Thanh Lan nếu tính chung, cô đóng tất cả trên 25 phim. Và ở lĩnh vực nghệ thuật này, Thanh Lan nổi tiếng cũng nhiều mà tai tiếng cũng không ít, nhất là trong thời gian phối hợp với tài tử Nhật Bản đóng cuốn phim Tình khúc thứ mười không bao giờ chiếu.

{keywords}
Thanh Lan và cố diễn viên Đơn Dương

Ra nước ngoài, Thanh Lan vẫn tiếp tục tham gia các hoạt động văn nghệ, cô đi trình diễn ở các tiểu bang của Hoa Kỳ và hợp tác thu âm cùng rất nhiều hãng đĩa. Cô từng đứng ra thực hiện riêng cho mình các CD, VCD, DVD ca nhạc, trong số đó có nhiều nhạc phẩm do cô soạn lời Việt từ những nhạc phẩm Pháp nổi tiếng. Ở sân khấu, Thanh Lan cũng đã diễn vai chính trên sân khấu California trong các vở kịch như: Lá sầu riêng, Lôi vũ, Lồng đèn đỏ, Đoạn tuyệt, Sân khấu về khuya, Phù dung tự...

Ngoài ra, Thanh Lan đã viết các vở kịch vui: Công tử Bạc Liêu, Chuyện vui này xuân… Cô cũng đã từ chối hai vở Yêu và Tây Thi vì đang bận đi diễn xa. Cuối thập niên 1990, tại California, các khán giả Việt Nam yêu kịch đã bầu Thanh Lan là nữ kịch sĩ xuất sắc. Điều đặc biệt là Thanh Lan ngoài tài năng ca hát, đóng kịch, đóng phim, cô còn làm thơ. 

Năm 2002, Thanh Lan đã in tập thơ đầu tay tại Mỹ có nhan đề là “Tình Đầu” ngoài phần sáng tác tiếng Việt, có in thêm tiếng Anh, Pháp do chính Thanh Lan chuyển ngữ. Tất nhiên Thanh Lan làm thơ chủ yếu bằng cảm xúc và chưa thể gọi là “nhà thơ” nhưng đây lại là niềm đam mê của cô sau diễn xuất và ca hát.

{keywords}

Cuộc hôn nhân địa ngục

Nổi tiếng là thế nhưng đời riêng của Thanh Lan không mấy suôn sẻ. Tất cả bắt nguồn từ một sai lầm của tuổi trẻ nông nổi. Chưa đầy 18 tuổi, đã là bông hoa rực rỡ của làng nghệ thuật Sài Gòn, Thanh Lan đi đâu người ta cũng nhận ra. Với vóc dáng “mi nhon”, tóc thề xõa ngang vai ôm lấy gương mặt thanh tú, cặp mắt đen láy, trong veo như biết nói, chiếc cằm chẻ dễ thương cộng với nốt ruồi duyên nơi khóe môi, giọng nói trong trẻo, nhỏ nhẹ, chưa nói đến tài năng, Thanh Lan đã đủ làm rung rinh bất cứ trái tim nam nhân nào. Có lẽ, vì vậy mà đường tình cô sớm rơi vào cảnh lận đận, bẽ bàng.

{keywords}

Trong một chuyến lên Đà Lạt chơi, cô đã lọt vào mắt một công tử ăn chơi khét tiếng Sài Gòn mà giới ăn chơi Sài Gòn thời bấy giờ gọi là Dũng Long Biên. Hai người yêu nhau rồi quyết định đi tới hôn nhân bằng một đám cưới rình rang. Nhưng lấy chồng rồi Thanh Lan nhanh chóng vỡ mộng. 

Lúc còn yêu đương thì ngọt ngào chiều chuộng là thế, lúc lấy nhau rồi, chồng cô lại hiện nguyên hình là một gã trai vô trách nhiệm, vũ phu và cả ghen. Không ít lần Thanh Lan mất mặt với ê-kíp vì Dũng đến tận trường phim đánh ghen, lôi cô xềnh xệch. Những trận đòn ghen như đòn thù ấy đã làm chai lỳ rồi mất hẳn tình yêu thuở ban đầu. Chưa đầy 20 tuổi, Thanh Lan ly dị chồng, ôm con về nhà mẹ đẻ sau hai năm hôn nhân như địa ngục.

Cô tự vực dậy mình, lao vào đi diễn, đi hát để kiếm tiền nuôi con. Chia tay chồng rồi, sự nghiệp Thanh Lan càng thăng hoa hơn nữa. Có lẽ, cô nữ sinh thơ ngây ngày nào đã mất, thay vào đó là người đàn bà đầy trải nghiệm, từng qua nỗi đau nên tiếng hát, vai diễn càng sâu thẳm, giàu cảm xúc hơn. Tiếng hát, vai diễn của Thanh Lan luôn khiến người xem rung động, Thanh Lan liên tục hát, liên tục đóng phim và liên tục đi lưu diễn nước ngoài với những nhạc sĩ, đạo diễn hàng đầu Việt Nam thời bấy giờ.

Hiện nay, Thanh Lan đã ở hải ngoại hơn 20 năm. Từ ngày định cư ở Mỹ cô ít khi xuất hiện, nhưng thỉnh thoảng vẫn tham gia vài sô hát và các sự kiện. Thế nhưng, thời gian thì cái gì cũng qua thôi, Thanh Lan vẫn luôn được cảm tình của khán giả. 

Hoàng Khôi