- Hội thi Giọng ca cải lương giải Bông lúa vàng lần thứ 12 chính thức khởi động với nhiều điểm mới mẻ. Song một số nhà báo kỳ cựu đặt vấn đề những điểm mới này liệu có ‘lai căng’ gameshow truyền hình.

Nghệ sĩ cải lương Thanh Sang qua đời

Cặp đôi cải lương mệnh danh huyền thoại ‘Sóng thần’ là ai?

Nếu không lầm, đây chính là vở cải lương kinh dị nhất

Thực hư chuyện Ngọc Huyền bị đề nghị tước danh hiệu NSƯT

Tỷ phú Sài Gòn xưa chơi ngông cỡ nào?

Đến hẹn lại lên, hội thi Giọng ca cải lương giải Bông lúa vàng đã chính thức khởi động mùa giải năm 2017. Đây không chỉ là tin vui cho những thí sinh tìm kiếm cơ hội theo đuổi bộ môn này nói riêng mà còn dành cho tất cả những khán giả mộ điệu cải lương Việt nói chung.

Góp mặt trong buổi họp báo là hội đồng BTC, giám khảo, các nghệ sĩ và nhà báo kỳ cựu gắn bó hơn 20 năm với hội thi. Bông lúa vàng năm nay được công bố với nhiều nét mới mẻ từ đối tượng thí sinh đến nội dung nghệ thuật. Song trước một số điểm mới này, nhiều nhà báo đặt nghi vấn liệu hội thi cải lương lâu đời nhất TP HCM có bị lai căng gameshow truyền hình hay không.

{keywords}
NSƯT Huỳnh Khải, NSƯT Phượng Loan, NSƯT Đào Vũ Thanh… những giám khảo đầy tâm huyết của giải Bông lúa vàng.

Giải Bông lúa vàng vốn được biết đến như cuộc thi nặng tính ‘mộc’ trong đối tượng thí sinh – tức người thi thường là những gương mặt mới toanh, nghiệp dư. Tuy nhiên mùa giải năm nay cho phép những giọng ca chuyên nghiệp ghi danh.

Điểm này có thể dẫn đến hai hệ quả: một là, giải Bông lúa vàng có thể lâm vào tình trạng thí sinh toàn ‘gương mặt thân quen’ thi như phần lớn gameshow truyền hình hiện nay. Hai là những giọng ca chuyên nghiệp sẽ làm giảm tính ‘mộc’ trong thí sinh – vốn là đặc trưng của hội thi. Chưa kể nếu phải hát đôi, thí sinh nghiệp dư có thể bị ‘kệnh’ trước những giọng trau chuốt kỹ thuật.

Năm nay, người tham gia giải Bông lúa vàng ngoài hát còn phải thi tài năng, phong cách giống như một số gameshow cải lương, điển hình là Đường đến danh ca vọng cổ. Có nhà báo đặt nghi vấn liệu ‘học hỏi’ như vậy có làm lai căng một hội thi thuần chất lâu đời nhất TP HCM hay không.

Trước những chất vấn sôi nổi, đại diện hội đồng giám khảo là NSƯT Huỳnh Khải (trưởng khoa Âm nhạc dân tộc Nhạc viện TP HCM) cho rằng thực tế những điểm mới này đều đã có trong những mùa giải trước đây nhưng mới được quy định chi tiết trong năm nay. Cho phép người hát chuyên nghiệp ghi danh để họ hỗ trợ kỹ thuật cho người hát nghiệp dư, ngược lại họ cũng được nhận cảm xúc mộc mạc thuần tuý của nhóm thí sinh không chuyên.

Một giám khảo khác là NSƯT Đào Vũ Thanh khẳng định người hát chuyên nghiệp chưa chắc hát tốt hơn nghiệp dư vì nội dung thi có rất nhiều thể loại, đặc biệt là thể loại hát tài tử.

Tổ chức từ năm 1993 đến nay, giải Bông lúa vàng đã có 11 mùa tổ chức trong hơn 20 năm, phát hiện vô số giọng ca hay cho làn sóng phát thanh và sân khấu cải lương. Một số trong đó đã khẳng định vị trí trong bộ môn như: NSƯT Tuyết Ngân, NSƯT Hồ Ngọc Trinh, NSƯT Đào Vũ Thanh, nghệ sĩ Lư Quốc Vinh, Thành Tây, Thu Vân, Minh Trường, Hà Như… Có người như NSƯT Lê Tứ, nghệ sĩ Hải Long đi theo con đường giảng viên tại trường Sân khấu – điện ảnh.

Giải Bông lúa vàng là một hội thi thực sự thuần chất, hơn 20 năm vẫn giữ tiếng thơm trong việc góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị đặc sắc của loại hình đờn ca tài tử và cải lương Nam bộ.

Gia Bảo