Chương trình nghệ thuật Thế giới nước vừa tổ chức ra mắt tại TP.HCM. Show được thực hiện nhằm mục đích thiện nguyện vì đồng bào miền Trung và kêu gọi bảo vệ môi trường thiên nhiên. 

{keywords}
Các nghệ sĩ mong muốn mang đến một chương trình nghệ thuật ý nghĩa vì cộng đồng. 

Mượn hình tượng của nước, show diễn sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật với nhiều hình thức tổng hợp, kết hợp với hiệu ứng công nghệ hình ảnh dưới dạng sân khấu Broadway. Dự án được sáng tạo bởi những đạo diễn và nghệ sĩ đã đạt những dấu ấn quốc tế nhất định như: đạo diễn Tuấn Lê, nhạc sĩ Lê Anh Dũng, đạo diễn Quang Tú... Họ với vị trí người công dân Việt Nam mong mỏi chung được cống hiến cho quê hương.

Theo ban tổ chức, chương trình là những mảnh ghép tinh tế từ nhiều hình thức nghệ thuật, được tái hiện bởi nhiều nghệ sĩ hóa thân vào các nhân vật đang sống trong thế giới nước.

"Từ cảm xúc nghệ thuật, họ mô tả không gian, hơi thở của thế giới này. Sự kết hợp của các nghệ sĩ, với bố cục chặt chẽ từ ánh sáng, hình ảnh, âm nhạc, sự chuyển động cơ thể ... sẽ giúp cho khán giả có những trải nghiệm nghệ thuật phong phú. Kết hợp nghệ thuật với thiện nguyện vì mục đích cộng đồng cũng chính là cách để nghệ thuật thăng hoa trong đời sống cũng như trên sân khấu", đại diện ban tổ chức chia sẻ. 

{keywords}
Nghệ sĩ Viola quốc tế Nguyệt Thu biểu diễn tiết mục quan trọng trong show. 

Tiết tấu chương trình chia thành các chương, đoạn, với nhiều hình thức biểu diễn. Nghệ sĩ Nguyệt Thu - trình diễn solo hoặc kết hợp cùng ban nhạc trong xuyên suốt chương trình. Đan xen là các tiết mục trình diễn thời trang - xiếc nghệ thuật, múa, âm nhạc… Trong đó tiết mục Chiếc khăn Piêu của nhạc sĩ Doãn Nho là một trong những tác phẩm được chọn làm cao trào cho phần kết cho show. Tiết mục này được nghệ sĩ Nguyệt Thu thể hiện viola cùng ban nhạc. Show diễn chính thức mở màn ngày 13/12 tới tại Nhà hát lớn TP.HCM.

Thúy Ngọc

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật kết hợp giữa giấy giang và lụa

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật kết hợp giữa giấy giang và lụa

Giấy Giang là loại giấy đặc biệt do người dân tộc Mông ở xã Hang Kia và Pà Cò của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình làm ra được hoạ sĩ Nguyễn Văn Trinh kết hợp với lụa đưa vào tác phẩm nghệ thuật.