Theo đó, Bộ VHTTDL thỏa thuận Báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo tồn và phát huy giá trị di tích Thành cổ Sơn Tây, gồm hạng mục đường dạo và cây xanh. Bộ VHTTDL lưu ý, chủng loại đá lát đường cần cân nhắc để phù hợp, hài hòa với cảnh quan và đảm bảo giao thông đi lại thuận tiện đồng thời hạn chế trồng cây lâu năm kích thước lớn trong khuôn viên thành cổ.

{keywords}
 

Bên cạnh đó, về căn cứ pháp lý cần bổ sung Luật di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009; Nghị định số 98của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa; Thông tư số 15 của Bộ VHTTDL quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.  

Thành cổ Sơn Tây là công trình kiến trúc quân sự cổ được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822). Đây là một trong 20 thành được xây dựng vào triều Nguyễn nhưng chỉ có duy nhất Thành Sơn Tây được xây dựng hoàn toàn bằng đá ong. Thành có diện tích 16 ha, xung quanh có hào nước bao bọc và cổng quay ra các hướng Bắc, Nam, Tây, Đông có tên là: cửa Hậu, cửa Tiền, cửa Hữu, cửa Tả. 

Tình Lê

Nhiều di tích ở Hà Nội mở cửa trở lại

Nhiều di tích ở Hà Nội mở cửa trở lại

Từ ngày 14/5, di tích Văn Miếu – Quốc Tử giám, đền Ngọc Sơn, di tích nhà tù Hỏa Lò… sẽ đồng loạt mở cửa đón khách, sau thời gian tạm đóng cửa vì dịch Covid-19.