- Nhiều đoàn nghệ thuật, nghệ sĩ đẳng cấp quốc tế không đến Việt Nam vì chưa có nhà hát đạt chuẩn. Đời sống văn hóa nghệ thuật của TP HCM được xem là sôi động nhất cả nước nhưng trong đó chủ yếu là nghệ thuật giải trí thường thức cho số đông công chúng. 

Xa rời nghệ thuật 

Các đoàn nghệ thuật giải trí lớn trên thế giới có tới TPHCM giao lưu không thể mang hết cả ekip và trang thiết bị, nhóm hát phải chia ra, chỉ sang được một phần, hoặc là phải biến đổi chương trình để phù hợp với điều kiện. Vì thế, công chúng không được thưởng thức những giá trị tinh thần cao của thế giới.

Các chương trình ca nhạc lớn như Bi Rain tới từ Hàn Quốc có thể mang ra sân vận động để biểu diễn, nhưng những ngôi sao ca nhạc tới từ Châu Âu, Mỹ - những công nghệ ca nhạc nghệ thuật giải trí đòi hỏi sự đạt chuẩn trong khán phòng nhà hát chẳng hạn như ngôi sao ca nhạc Céline Dion thì không đến Việt Nam. Ngay cả các show diễn mang nhiều tính giải trí đến gần với công chúng nghe nhạc của nghệ sĩ vĩ cầm Vanessa Mae đi khắp Châu Á nhưng chưa hề ghé Việt Nam một lần. 

Nhiều đoàn nghệ thuật lớn trên thế giới cũng đã liên lạc với Việt Nam và mong muốn đến để biểu diễn các loại hình nghệ thuật mang tính giải trí cao như Broadway nhưng vì không có nhà hát đạt chuẩn nên họ chưa thể đến. 

"Nhà hát phục vụ riêng cho thiếu nhi có không? Các sân khấu Phú Nhuận, Trần Cao Vân, sân khấu Idecaf (diễn tại rạp Bến Thành) có kịch mục dành riêng cho trẻ em nhưng tất cả đều là những sân khấu đi thuê để biểu diễn. Trên toàn quốc chưa có một nhà hát nào dành riêng cho trẻ em. Trong khi đó, ở Bắc Kinh (Trung Quốc) có tới 7 nhà hát, Tokyo (Nhật) có 7 nhà hát dành riêng cho thiếu nhi" - nghệ sĩ, đạo diễn Đức Hải trăn trở.

Kém văn hoá 

Nhạc sĩ Võ Đăng Tín – nguyên Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP HCM khẳng định: "Mơ ước có những nhà hát đạt chuẩn là mơ ước chung của tất cả các nghệ sĩ, và số đông khán giả của các môn nghệ thuật đó nhưng khó khăn nhiều quá. Không sân khấu, không nhà hát đạt chuẩn, và không có tác phẩm lớn, nghệ sĩ không được đào tạo, và có môi trường tiếp cận với hoạt động nghệ thuật thì muốn bảo tồn gìn giữ văn hoá, âm nhạc truyền thống không được, mà muốn xây dựng những tác phẩm đỉnh cao xứng tầm thế giới thì càng khó hơn".

{keywords}

NSND Đặng Hùng phát biểu

NSND Đặng Hùng bức xúc gần như phát khóc khi chương trình “Tứ Bình” của Nhà hát Bông Sen, biểu diễn nghệ thuật xưa và nay mà ông khổ công dàn dựng đã 'chết yểu' vì sức ép về địa điểm biểu diễn. 

{keywords}

Ông Lê Hữu Luân cùng chung tâm trạng bức xúc .

Ông Lê Hữu Luân – Giám đốc Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Sở Văn hoá TPHCM cho biết Nhà hát lớn TPHCM lúc nào cũng kín lịch, mỗi năm có hơn 400 chương trình biểu diễn, mà nhà hát đã được xây dựng cách hiện tại cả trăm năm. Ông Lê Hữu Luân tự nhận cảm thấy có lỗi khi dự án xây nhà hát cho TPHCM đã bàn bạc từ rất lâu nhưng vẫn chưa xây được một nhà hát nào đạt chuẩn, đủ không gian để các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp biểu diễn.

30 năm không xây nổi một nhà hát

TPHCM rất cần xây dựng được khu liên hợp nghệ thuật cỡ lớn, tổ chức trong đó nhiều khán phòng khác nhau: 2000-3000 chỗ, 1.200 chỗ, 700 chỗ, 500 chỗ, thậm chí có sân khấu chỉ cần 200 chỗ, chẳng hạn như sân khấu rối nước, nếu khán phòng quá 200 chỗ chắc chắn khán giả khó mà giao lưu thưởng thức được trọn vẹn sự thú vị của loại hình nghệ thuật này.  

"Không phải chỉ xây cái vỏ nhà hát là xong, mà quan trọng là các thiết chế văn hoá, nghệ thuật bên trong nhà hát được đầu tư như thế nào, quản lý nó hoạt động ra sao? Xây nhà hát đạt chuẩn nghĩa là phải nghĩ trước cho cả trăm năm. Không thể nào lặp đi lặp lại mãi bài toán xây lỗi những công trình ngàn tỉ. Và cũng không thể nào mới mấy chục năm đã đập ra xây lại" - nhạc trưởng Trần Vương Thạch gửi gắm tâm sự.  

Sân khấu biểu diễn cho thể loại giao hưởng rất đặc thù, vũ kịch cũng khác, và nhạc kịch càng khác nữa. Mỗi bộ môn nghệ thuật có những yêu cầu đặc thù, cần sân khấu riêng để thực sự có đất sống, nhất là những bộ môn nghệ thuật truyền thống Việt Nam, chẳng hạn như những bộ môn như hát bội, tuồng, chèo, quan họ, hát văn, ví dặm… đang dần mất khán giả, càng cần đến sự hỗ trợ của nhà nước, chính phủ để tồn giữ các bộ môn nghệ thuật đó trong những nhà hát đạt chuẩn.

Chẳng hạn như di sản văn hoá kịch nghệ cổ điển, gần như biến mất khỏi đời sống thực - sân khấu kịch Noh của Nhật Bản, đã được chính phủ Nhật hỗ trợ phục hồi bằng nguồn lực của nhà nước, và được bảo tồn, phục dựng như một môn nghệ thuật quốc gia, để giữ gìn và giới thiệu cho du khách quốc tế thấy được giá trị của một nền văn hoá. 

{keywords}

TPHCM đủ sức dàn dựng những vở nhạc kịch kinh điển nhưng lại chưa có cụm nhà hát đạt chuẩn. 

Thế giới không còn xa lạ với tư duy quy hoạch văn hoá tới cả trăm năm, nên mỗi công trình nhà hát đều đáng để người dân tự hào và du khách kéo tới chiêm ngưỡng. Nhà hát Sầu Riêng của Singapore nằm ở cửa sông và biển, bên bờ hồ trung tâm, nối vào thành phố từ một cây cầu rất đẹp. Không chỉ có các chương trình nghệ thuật diễn ra rôm rả trong các khán phòng nhà hát, xung quanh hồ, hàng đêm có vô số các chương trình nghệ thuật đường phố, nghệ thuật trong không gian công cộng liên tục được trình diễn. Nhà hát Con Sò của thành phố Sydney (Australia) cũng là một công trình kiến trúc tuyệt vời, với điểm nhìn nổi bật mà từ rất xa người dân và khách du lịch đã có thể chiêm ngưỡng, trở thành biểu tượng văn hoá của nước Úc. 

TPHCM 30 năm không xây xong một nhà hát đạt chuẩn, hiện tại vẫn phải sử dụng nhà hát xây từ trăm năm trước, vậy thì công chúng và những người làm nghệ thuật sẽ tiếp tục phải chờ đến bao lâu? 

Thứ nhất, cần làm rõ khái niệm NHÀ HÁT như một thiết chế văn hóa, bao hàm phần vật thể (khán phòng biểu diễn, nhà tập, nhà chứa nhạc cụ và đạo cụ...) và phần phi vật thể (các tiết mục biểu diễn thanh nhạc, khí nhạc, múa...). Hiểu như vậy thì chưa có nhà hát nào ở Sài Gòn đạt chuẩn. Nhưng nếu hiểu nhà hát là nơi cung cấp địa điểm biểu diễn cho các đơn vị nghệ thuật chưa/ không có khán phòng biểu diễn thì SG hiện có 2 nhà hát đạt chuẩn là Nhà hát Thành phố và Nhà hát Hòa Bình.

Thứ hai, việc xây một nhà hát mới nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng thì nên lấy tiêu chuẩn của loại hình có yêu cầu cao nhất về kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, không gian sâu - rộng - cao của sân khấu là GIAO HƯỞNG, NHẠC, VŨ KỊCH làm căn cứ. Làm được như vậy sẽ đạt hiệu quả cao về kinh tế - nghệ thuật. Đầu tư ngàn tỉ mà đúng yêu cầu kỹ thuật thì sẽ phát huy được hiệu quả, không có gì phí phạm, đáng tiếc.

(Bà Nguyễn Thế Thanh- nguyên Phó GĐ Sở VHTTDL Thành phố TP.HCM)

 

Hoà Bình