Quyền lực là một chiếc ghế mà người ta luôn khao khát ngồi trên. Nhưng quyền lực sẽ suy tàn và không thể bảo toàn nếu không tự vận động, sáng tạo và thay đổi. Đó là lý do vì sao Mark Zuckerberg - người sáng lập mạng xã hội Facebook đình đám lựa chọn cuốn sách “Sự suy tàn của quyền lực” là cuốn sách mở màn thử thách “năm đọc sách” của bản thân.

Để đưa trang mạng xã hội Facebook trở thành một thế lực như hiện nay, không chỉ có đầu óc kinh doanh, Mark Zuckerberg còn phải nắm rất rõ về tình hình thời cuộc và sách chính là phương tiện giúp anh làm điều đó. Anh từng nói: “Tôi nghĩ đọc sách sẽ cung cấp tri thức. Sách cho phép chúng ta tìm hiểu đầy đủ về một chủ đề nào đó và khiến chúng ta suy ngẫm nhiều về bản thân hơn là các phương tiện truyền thông ngày nay”. Năm 2015, sau khi mở ra hoạt động “Năm đọc sách”, Mark Zuckerberg đã chọn một cuốn sách "Sự suy tàn của quyền lực" - được viết bởi Moises Naím vào năm 2013 - làm cuốn sách mở đầu cho hoạt động này của mình.

{keywords}

Lí do gì để một người đàn ông quyền lực quan tâm đến một cuốn sách có nội dung về quyền lực, không phải là “giữ quyền lực”, mà lại là “sự suy tàn của quyền lực”? Liệu vị tỉ phú này đang lo lắng đến việc sẽ mất hết quyền lực? 

Tuy nhiên, trên thực tế, "Sự suy tàn của quyền lực" là một trong những cuốn sách tiêu đề nghịch lý nhất so với nội dung bên trong. Tác giả cuốn sách đặc biệt lưu ý rằng các doanh nghiệp có vị thế cao như Facebook cũng có thể phải đối mặt với các thách thức đang hiện hữu từ các doanh nghiệp mới, bởi vì có rất ít rào cản khi gia nhập thị trường trên internet. Đó cũng là lí do vì sao trong những năm qua, Mark Zuckerberg đã luôn ở trong thế chủ động, sáng tạo và để Facebook đổi mới không ngừng, thậm chí còn bỏ hàng tỉ đô la để có thể mua về Instagram và Whatsapp trước khi hai công ty này lớn mạnh và trở thành đối thủ đáng gờm của “đế chế” Facebook.

Không có ngai vàng nào mãi mãi. Quyền lực biến đổi không ngừng và sẽ bị mất đi khi chúng ta đứng yên. Sự suy tàn của quyền lực đang làm thay đổi thế giới. Các “tay chơi lớn” phải tập trung tiêu điểm vào những gì mà mình làm tốt nhất, trong khi không để mất tầm nhìn về những gì đang xảy ra ở ngoại vi. Nếu không họ sẽ phải trả giá đắt và nhanh chóng cho những sai lầm của mình. Những ai đang nắm giữ quyền lực hay khao khát nó nên đọc "Sự suy tàn của quyền lực" - tác phẩm được Mark Zuckerberg đề xuất là cuốn sách của năm.

{keywords}
Mark Zuckerberg


Trích đoạn hay nhất: “Tôi không nói rằng quyền lực đã biến mất hoàn toàn, hoặc là không còn nhiều người nắm trong tay quyền lực. Tổng thống Mỹ hya Chủ tịch nước Trung Quốc, CEO của J.P Morgan hay Shell Oil, Tổng Biên tập của tờ New York Times, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, và Đức Giáo Hoàng vẫn tiếp tục nắm giữ quyền lực rất lớn, chỉ là ít hơn so với những người tiền nhiệm của họ. Những người tiền nhiệm ấy không chỉ đối mặt với ít thách thức và đối thủ cạnh tranh hơn, mà còn ít bị ràng buộc – bởi các cuộc vận động từ người dân, bởi thị trường toàn cầu và sự giám sát của truyền thông – về cách họ sử dụng quyền lực của mình. Kết quả là, người nắm quyền ngày nay thường phải trả một cái giá đắt và trực tiếp hơn cho những sai lầm của họ so với những người tiền nhiệm. Về phần mình, phản ứng của họ với hiện thực mới này đang định hình lại hành vi của những người dưới quyền họ, thiết lập nên một phản ứng dây chuyền trong mọi khía cạnh của tương tác con người.”

Giang Châu