"Số không" của tác giả Umberto Eco đã phân tích rõ nét những biến chuyển của báo chí trong kỷ nguyên Internet, tấn công trực diện nhưng cũng đầy hài hước vào cánh nhà báo chuyên săn scandal.

Chiều 8/ 5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Italia tại Việt Nam cùng Nhã Nam đã tổ chức sự kiện ra mắt sách "Số không" của tác giả Umberto Eco. 

{keywords}

Năm 1992, tại Milan, Colonna – một nhà văn, nhà báo "thất bại" nhận được đề nghị cùng tham gia xuất bản Số Không, tờ nhật báo được giới thiệu là hình mẫu hoạt động độc lập, dám nói toàn bộ sự thật mà những tờ báo khác chỉ dám nói một phần. Số báo đầu tiên, không đề ngày cụ thể, năm biên tập viên, ít nhiều cũng đều là những kẻ thất bại, chịu trách nhiệm bới lục quá khứ để tìm ra "mỏ vàng" bị lãng quên rồi từ đó cho ra những bài báo đào sâu kèm cách tiếp cận phong phú… nhưng dĩ nhiên theo hướng có lợi cho họ và cho chính chủ bút.

Trong quá trình tìm đề tài, một nhà báo đã phát hiện ra âm mưu thao túng toàn bộ thể chế, lịch sử, xã hội kể từ sau khi chủ nghĩa phát xít tan rã. Hàng loạt câu hỏi đặt ra chưa có lời giải đáp thì nhà báo đã phải bỏ mạng bên lề đường vắng, để lại phía sau mình những bí mật bị vùi sâu.

{keywords}

Bằng giọng văn có phần giễu nhại, "Số không" đã lột trần bộ mặt của báo chí Ý (đặc biệt là báo viết) đã thao túng làm nhiễu loạn thông tin và dẫn dắt dư luận theo hướng có lợi cho một nhóm người. Sau Nghĩa địa Praha, tác giả của "Tên của đóa hồng" và "Con lắc của Foucault" đã trở lại với một trong những chủ đề đặc biệt ưa thích: sự thật và dối trá.

Với cuốn sách "Số không", tác giả đã phân tích rõ nét những biến chuyển của báo chí trong kỷ nguyên Internet, "tấn công trực diện nhưng cũng đầy hài hước những tì tật của cánh nhà báo chuyên săn scandal" - như nhận xét của tờ Le Figaro. 

Umberto Eco (1932-2016) là nhà văn, nhà nghiên cứu lý luận, triết gia, từng là biên tập viên các chương trình văn hóa của Đài Truyền hình quốc gia Italia (RAI), chuyên viết bình luận cho L’Espresso (một tờ báo lớn của Italia), là giáo sư về ký hiệu học của Đại học Bologne, dạy mỹ học và văn hóa học tại các trường đại học Milan, Florence, Turin, tiến sĩ danh dự của nhiều trường đại học nước ngoài. Những tiểu thuyết đã vinh danh tên tuổi ông bao gồm: "Tên của đóa hồng", "Quả lắc của Foucault", "Hòn đảo ngày xưa"; "Baudolino"; "Ngọn lửa bí ẩn của nữ hoàng Loana"...

T.Lê