- Trao đổi với VietNamNet, ông Haike Manning, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam cho biết, để có được những nhân lực trình độ cao bắt nhịp với thị trường lao động quốc tế, cần chú trọng đào tạo kỹ năng về tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề cho học sinh, sinh viên.

-  Thưa Đại sứ, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa New Zealand và Việt Nam, xin ông cho biết hiệu quả của chương trình viện trợ giúp cán bộ của Việt Nam nâng cao năng lực tiếng Anh?

Được tài trợ từ năm 1977, chương trình viện trợ nâng cao năng lực tiếng Anh (còn gọi là ELTO) đã đào tạo 403 cán bộ Việt Nam.

Mỗi năm có 2 khóa học, mỗi khóa có 10 cán bộ tham gia, theo chủ đề. Mỗi khóa kéo dài 6 tháng. Chủ đề của khóa ELTO vừa kết thúc là "chính sách giáo dục" và chủ đề của khóa tới là Nông nghiệp.

Các cán bộ tham gia chương trình đến từ các bộ, ban, ngành, sở… của Việt Nam, trong đó có cả các lãnh đạo cấp cao như cấp thứ trưởng.

{keywords}
  

Ông Haike Manning (sinh năm 1972), tốt nghiệp ĐHVictoria tại Wellington, New Zealand, chuyên ngành Luật. Ông đảm nhiệm vai trò đại sứ tại Việt Nam từ năm 2012. 

Khi nghĩ giúp đỡ VN, chúng tôi thấy việc giúp đào tạo tiếng Anh là cần thiết.

Chương trình giúp cho cán bộcấp cao của VN tham gia tích cực vào thế giới đang toàn cầu hóa.

Ngoài chương trình ELTO, NewZealand cũng có chương trình khác khá lớn là cung cấp học bổng toàn phần thạc sĩ và tiến sĩ, với 150 học bổng toàn phần cho công dân VN được cấp trong 5 năm qua.

Ông có khuyến nghị gì với Chính phủ nói chung, và với từng cá nhân nói riêng về việc tạo ra nguồn nhân lực có khả năng làm việc trong môi trường hội nhập hiện nay?

Tôi thấy thực sự cần thiết khi đầu tư vào nền giáo dục có chất lượng.

Đầu tiên, cần hợp tác với cáccơ quan, tổ chức giáo dục quốc tế và New Zealand luôn sẵn sàng cho điều này.

Thứ hai, nền giáo dục tập trung vào xây dựng các kỹ năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề cho người lao động. Như thế mới tạo được sản phẩm là con người thay đổi và thích nghi với nhiều hoàn cảnh.

Nhìn ra thị trường lao động quốc tế hiện nay có thể thấy nhân tài thực sự là người luôn có khả năng sáng tạo và thích nghi cao.

Một điều nữa, Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với toàn cầu hóa nên đầu tư đào tạo tiếng Anh là mấu chốt cơ bản, cần thiết.

Ông đến từ phương Tây, mang tới giá trị ưu tú của phương Tây để "hội nhập" với Việt Nam. Thế còn những giá trị tích cực của phương Đông, hoặc cụ thể hơn là Việt Nam - đất nước ông đang sống – từ trải nghiệm cá nhân, ông quan sát thấy giá trị gì cần thiết phải giữ trong quá trình giao thoa "Đông - Tây' này?

Tôi ngưỡng mộ nhất là cả Chính phú và người dân rất chú trọng tới giáo dục. Việc học được coi trọng,những thành công và kết quả học tập xuất sắc luôn được coi trong.

Ở New Zealand cũng đạt đượcnhiều thành tựu, nhưng đôi khi có những người quên đi giá trị đấy.

Còn ở Việt Nam, điều đấy khôngxảy ra. Theo tôi, đó là điểm tích cực cần gìn giữ.

Cảm ơn ông.

  • Hạ Anh (Thực hiện)